Ngành mía đường là một trong những ngành ngày càng phát triển tại nước ta. Để đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường, các doanh nghiệp cần có biện pháp xử lý nước thải ngành mía đường sao cho phù hợp. Hãy cùng công ty môi trường Polygreen tìm hiểu chi tiết về công nghệ xử lý nước thải mía đường, ưu nhược điểm và gợi ý địa chỉ nhận thi công, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tốt nhất thị trường trong bài viết dưới đây.
Quy trình sản xuất mía đường
Trước khi tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải mía đường, bạn cần hiểu về quy trình sản xuất mía để biết nguồn gốc và đặc điểm của nước thải. Quy trình sản xuất đường từ mía bao gồm các bước chính sau đây:
- Thu hoạch mía: Mía được thu hoạch khi đã chín, thường bằng máy móc hiện đại để tăng hiệu suất.
- Ép mía: Mía được đốn sát gốc, loại bỏ lá khô, chặt nhỏ và ép để lấy nước mía.
- Làm sạch nước mía: Nước mía sau khi ép có thể lẫn tạp chất, cần được làm sạch và tăng độ PH bằng vôi hoặc sunfit hóa.
- Bốc hơi nước mía: Loại bỏ nước để chuẩn bị cho quá trình kết tinh đường.
- Kết tinh đường: Tách chất rắn hòa tan trong dung dịch để tạo ra đường hạt.
- Sấy và đóng gói: Đường hạt được sấy khô, làm nguội, rây đều và đóng gói thành phẩm.
Nguồn phát sinh nước thải sản xuất mía đường
Để có hướng xử lý nước thải mía đường đúng cách, đầu tiên chúng ta phải hiểu về các nguồn phát sinh nước thải mía đường, chúng bao gồm:
Nước thải phát sinh trong ép mía
Trong quá trình băm và ép mía để lấy nước mía, một lượng lớn nước thải được tạo ra. Nước thải này chứa nhiều chất hữu cơ do lượng đường thất thoát cùng với dầu mỡ từ thiết bị sau quá trình vệ sinh.
Nước thải phát sinh trong công đoạn làm trong và làm sạch
Sau khi nước mía được ép ra, nước cần được làm sạch để loại bỏ tạp chất. Quá trình này tạo ra nước thải chứa các chất lơ lửng và hóa chất từ quá trình làm trong và làm sạch.
Nước thải phát sinh trong công đoạn kết tinh và hoàn tất
Nước thải từ công đoạn kết tinh và hoàn tất bao gồm nước được sử dụng để làm lạnh các thiết bị và rò rỉ mật từ quá trình kết tinh. Nước thải này có thể chứa các chất hữu cơ và khoáng chất.
Nước thải do các nhu cầu khác
Nước thải cũng phát sinh từ các hoạt động khác như nước thải sinh hoạt của công nhân, khu ăn uống, nhà vệ sinh và nước mưa. Các nguồn này tạo ra nước thải chứa chất thải sinh hoạt và có thể chứa chất ô nhiễm từ môi trường xung quanh.
Tính chất đặc trưng và tác động của nước thải sản xuất mía đường
Nước thải sản xuất mía đường có những tính chất đặc trưng sau:
- BOD (Biochemical Oxygen Demand) và COD (Chemical Oxygen Demand) cao, cho thấy hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong nước thải.
- Chứa nhiều carbohydrates, chất dinh dưỡng, dầu mỡ, clorua, sunfat và kim loại nặng.
Tác động của nước thải này đến môi trường bao gồm:
- Gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận do hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng cao, làm cạn kiệt oxy trong nước và ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật.
- Các chất lơ lửng có thể lắng xuống đáy nguồn nước, gây ra hiện tượng phân hủy kỵ khí, làm cho nước có mùi hôi và có màu đen.
- Nước thải có nhiệt độ cao có thể ức chế hoạt động của vi sinh vật nước.
Thông tin cơ bản về hệ thống xử lý nước thải mía đường ở các nhà máy
Hệ thống xử lý nước thải ngành mía đường bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Tuỳ theo phương pháp xử lý bạn lựa chọn mà hệ thống xử lý sẽ có những khác biệt riêng. Các doanh nghiệp cần sử dụng các công nghệ tiên tiến để loại bỏ chất ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước và tuân thủ quy định về môi trường.
Tuỳ theo từng trường hợp mà xử lý nước thải có thể dùng các quy trình xử lý phù hợp như xử lý sinh học, hóa lý hoặc kết hợp cả hai. Công nghệ xử lý nước thải cần giúp tiết kiệm chi phí và dễ dàng vận hành, đồng thời đảm bảo hiệu quả xử lý tốt nhất
Ảnh hưởng của nước thải mía đường đến với môi trường xung quanh
Nước thải từ ngành sản xuất mía đường có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường xung quanh, đặc biệt là nguồn nước tiếp nhận.
- Ô nhiễm nguồn nước: Nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
- Tiêu hao oxy: Các loại đường như sucrose, glucose và fructose trong nước thải dễ bị phân hủy và tiêu hao oxy trong nước, ảnh hưởng đến hoạt động của các quần thể vi sinh vật.
- Sản phẩm lưu huỳnh và dầu: Sản phẩm từ quá trình ép mía có thể gây ô nhiễm nguồn nước, giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
Đặc tính và thành phần ô nhiễm của nước thải từ quá trình sản xuất mía đường
Nước thải từ quá trình sản xuất mía đường có các đặc tính và thành phần ô nhiễm sau:
- Hàm lượng chất hữu cơ cao: Điều này được thể hiện qua chỉ số BOD và COD cao, cho thấy sự hiện diện của nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
- Chứa nhiều carbohydrates: Đây là các hợp chất chứa carbon, hydro và oxy, thường là các loại đường như sucrose, glucose và fructose.
- Chất dinh dưỡng: Bao gồm nitơ và photpho, có thể gây ra hiện tượng nở hoa tảo nếu được thải vào nguồn nước tự nhiên.
- Dầu mỡ: Có thể phát sinh từ quá trình vệ sinh và làm mát thiết bị trong nhà máy.
- Kim loại nặng: Như chì, cadmium và thủy ngân, có thể gây độc hại cho sinh vật nước và con người nếu không được xử lý kỹ lưỡng.
Các phương pháp xử lý nước thải ngành mía đường
Các phương pháp xử lý nước thải mía đường bao gồm:
- Phương pháp cơ học: Đây là phương pháp sử dụng các thiết bị vật lý như rào chắn, lưới lọc, bể lắng cát và các bể lọc cơ học để loại bỏ chất rắn và các tạp chất lớn khác từ nước thả.
- Phương pháp hóa lý: Phương pháp này sử dụng các chất hóa học để trung hòa, keo tụ cặn, hấp thụ chất bẩn và trao đổi ion giúp loại bỏ các chất ô nhiễm.
- Phương pháp sinh học: Đây là phương pháp sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Có hai loại chính là hiếu khí và kỵ khí, mỗi loại có những điểm mạnh riêng.
Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải mía đường
Công nghệ xử lý nước thải ngành mía đường có Module xử lý nước thải với quy trình vận hành đi qua các loại bể xử lý nước thải như sau:
Song chắn rác
Nước thải mía đường được gom qua song chắn rác. Song chắn sẽ loại bỏ những tạp chất thô kích thước lớn để tránh làm ùn tắc khi xử lý nước ở những thiết bị sau đó.
Bể lắng cát
Nước thải mía đường là chất thải chứa nhiều đất cát tồn đọng khi rửa nguyên liệu. Vì vậy, nước thải cần đi qua bể lắng cát để lắng lại những đất cát ở trong nước. Đất cát trong nước sẽ được chuyển lên sân phơi.
Hố thu gom
Sau khi đi qua bể lắng cát, nước thải mía đường chuyển hết đến hố thu gom. Bể thu gom là nơi tập trung nước để chuẩn bị chuyển vào hệ thống bể xử lý nước thải tiếp theo.
Bể điều hòa
Nước thải từ bể thu gom sẽ chuyển sang bể điều hoà. Ở bẻ này, nước sẽ được ổn định nồng độ cũng như lưu lượng nước. Trong bể có máy thổi khí giúp tránh quá trình phân huỷ kỵ khí diễn ra khi các chất lắng xuống đáy bể.
Bể lắng 1
Tiếp theo, hệ thống xử lý nước thải ngành mía đường sẽ đưa nước thải đến bể lắng số 1. Tại bể lắng sẽ loại bỏ phần nào chất rắn lơ lửng nhằm giảm thể tích xử lý cho những bể sau.
Bể UASB
Bể UASB là bể sinh học kỵ khí có dòng chảy ngược. Trong bể xảy ra quá trình phân huỷ dưới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện không có oxy. Quá trình xử lý trong bể diễn ra theo bốn giai đoạn là thuỷ phân, lên men, phân huỷ kỵ khí và hình thành khí metan.
Bể Aerotank
Nước thải sau khi xử lý ở bể trên sẽ chuyển sang bể Aerotank. Tại bể này, các sinh vật hiếu khí sẽ hỗ trợ phân huỷ các chất hữu cơ còn lại trong nước thải.
Bể lắng 2
Bể lắng 2 được biết đến với tác dụng lắng lại phần cặn còn lại trong quá trình xử lý sinh học và làm trong nước. Bùn cặn một phần sẽ chuyển lại bể Aerotank và một phần xả ra bể chắn bùn.
Thiết bị lọc áp lực
Thiết bị lọc áp lực có nhiệm vụ loại bỏ các cặn nhỏ và màu còn sót lại. Sau khi hoàn thành, nước đã qua xử lý sẽ chuyển sang bể khử trùng.
Bể khử trùng
Nước thải ở bể khử trùng sẽ được khử trùng với Chlorine theo dòng chảy để loại bỏ vi khuẩn, virus còn tồn đọng trong nước.
Ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải mía đường
Những ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải ngành mía đường bao gồm:
- Công nghệ hiện đại có khả năng xử lý triệt để các chất ô nhiễm.
- Tiết kiệm chi phí xử lý bùn và không tốn hóa chất hay điện năng.
- Thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng bùn thải làm phân bón.
Ngoài ưu điểm, những nhược điểm khi sử dụng hệ thống này như sau:
- Một số công nghệ đòi hỏi chi phí xử lý khá cao do hệ thống cung cấp không khí cưỡng bức.
- Quá trình xử lý nước thải mía đường có thể gây ra tiếng ồn.
- Các phương pháp như xử lý kỵ khí có thể mất nhiều thời gian và yêu cầu diện tích đất rộng.
Polygreen - đơn vị xử lý nước thải nhà máy mía đường tốt nhất
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, Polygreen ngày càng được nhiều doanh nghiệp biết đến. Polygreen đã hoàn thành hàng trăm công trình lắp đặt, cải tạo hệ thống xử lý nước thải chất lượng cho nhiều nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài nước.
Công ty có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực lên ý tưởng, thi công nhiều hệ thống xử lý nước thải trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, tại Polygreen còn có đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng tận tâm và hiểu biết sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc.
Bài viết trên là những chia sẻ về ưu nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải mía đường và những thông tin liên quan. Hãy liên hệ với tư vấn môi trường Polygreen để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ này và cập nhật bảng báo giá lắp đặt hệ thống xử lý nước thải mới nhất hiện nay bạn nhé.
Công Ty TNHH Dịch Vụ Môi Trường Polygreen
- Hotline: 028 3773 2377 – 0919 086 459 – 0917 630 283
- Website: dichvumoitruong.vn
- Chất Thải Y Tế Là Gì? Cách Phân Loại Và Xử Lý Chất Thải Trong Y Tế Đúng Cách (21.03.2024)
- Quy Trình Xử Lý Nước Thải Nhà Hàng Khách Sạn Đạt Chuẩn (15.03.2024)
- Xử Lý Nước Thải Bằng Vi Tảo Chlorella Vulgaris (14.03.2024)
- Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Chế Biến Mủ Cao Su Tối Ưu Nhất Năm 2024 (13.03.2024)
- Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Phòng Thí Nghiệm Tối Ưu Nhất 2024 (13.03.2024)
- Bể Composite Xử Lý Nước Thải (29.02.2024)
- Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc, Gia Cầm (28.02.2024)
- Xử Lý Nước Thải Phòng Khám Nha Khoa (26.02.2024)