Hiện nay, bể composite đang là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều ngành công nghiệp hiện đại, trong đó có ngành công nghiệp xử lý nước thải. Bởi vì nó mang lại nhiều tính năng vượt trội hơn so với các loại bồn chứa nước thải làm bằng vật liệu khác. Vậy bạn đã hiểu hết về bể composite xử lý nước thải chưa? Bài viết dưới đây, hãy cùng Công ty tư vấn môi trường Polygreen tìm hiểu xem bể composite là gì? Ưu nhược điểm và nguyên lý hoạt động của bể xử lý nước thải composite như thế nào nhé!
Bể composite là gì?
Bể composite còn được gọi là bồn composite xử lý nước thải hay bể tách lọc nước thải. Bể này được thiết kế nhằm mục đích để loại bỏ các vi khuẩn, tạp chất có trong nước thải sinh hoạt của hộ gia đình, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học,... Từ đó, đảm bảo cho nước thải đầu ra không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Cấu tạo của bể composite xử lý nước thải
Bồn composite được liên kết chặt chẽ từ nhiều bồn với nhau thông qua các gân tăng rất cứng và được bao bọc bởi một lớp phủ composite - loại vật liệu có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt, có đặc tính chống nước, chống oxy hóa, chống ăn mòn từ hóa chất và môi trường.
Cấu tạo của bồn composite xử lý nước thải sẽ được phân loại như sau:
- Một bồn hình tròn: Có chức năng làm lắng đọng bùn, cao su hay cặn bẩn có trong nước thải.
- Một bồn hình chữ nhật: Chức năng chính là để lọc thô.
Thêm vào đó, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống bồn composite trong xử lý nước thải, cần phải có các linh kiện phù hợp để kết nối các bồn chứa với nhau, sao cho chúng vừa đảm bảo chất lượng, vừa hoạt động ăn khớp nhất.
Hầu hết các linh kiện được thiết kế hiện nay đều đạt chuẩn Nhật bản (JIS) gồm có: Mặt bít Composite, ống chờ Composite co FPR được sản xuất từ 100% từ nhựa chống ăn mòn hóa chất. Điều này mang lại sự an toàn tuyệt đối cho các doanh nghiệp khi triển khai và sử dụng hệ thống bể composite.
Các loại bể composite xử lý nước thải
Bể composite có thể đặt ở dưới lòng đất, dưới nước hoặc ngay trên mặt đất, tùy vào mục đích sử dụng. Sau đây là một số bồn composite phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
- Dạng hình hộp
- Dạng trụ tròn
- Dạng chóp nón
- Dạng bồn lắng
- Dạng bồn trao đổi ion
- Dạng trung tâm
- .v.v
Nguyên lý hoạt động của bể composite xử lý nước thải
Bồn xử lý nước thải composite hoạt động dựa trên nguyên lý tách lọc chất thải, loại bỏ cặn bẩn trước khi đưa nước thải ra ngoài môi trường.
Nhờ khả năng lắp ráp chặt chẽ giữa các tank chứa lại với nhau nên bể composite mang tính ứng dụng cao, phù hợp cho mọi quy trình xử lý nước thải sinh hoạt của nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm: Hộ gia đình, nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn,...
Mỗi bồn composite xử lý nước thải sẽ gồm nhiều ngăn chứa, mỗi ngăn chứa lại có chức năng xử lý riêng biệt. Tuy nhiên, chúng đều được liên kết với nhau để tạo nên một bồn composite hiệu quả và hoàn chỉnh.
Ngăn thiếu khí
Làm nhiệm vụ khử khí nito và một phần chất hữu cơ có trong nước thải. Đáy ngăn sẽ được lắp đặt hệ thống phân phối khí thô hoặc máy khuấy nhằm ngăn chặn tình trạng bùn sinh học bị lắng đọng xuống đáy bể và làm tăng độ đồng đều của nước thải.
Ngăn hiếu khí
Tiếp nối nhiệm vụ của ngăn thiếu khí, ngăn hiếu khí sẽ sử dụng các đệm vi sinh để tăng mật độ hoạt tính cho bùn. Tại đây các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và các tạp chất khác có trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành nước, N2, NO3-, CO2,…và sinh khối. Đáy ngăn hiếu khí của bể composite xử lý nước thải sẽ được lắp đặt hệ thống phân phối khí mịn cho khả năng trộn đều bùn hoạt tính với các chất gây ô nhiễm có trong nguồn nước thải.
Ngăn lắng
Các bông chặn theo nước chảy từ ngăn hiếu khí sẽ được đưa vào ngăn lắng. Ngăn lắng có nhiệm vụ lắng và tách chúng ra khỏi dòng nước. Trong cấu tạo của ngăn lắng sẽ có các đường tuần hoàn đưa bùn trở lại về bể thiếu khí để tiếp tục khử khí Nitơ trong nước thải.
Ngăn khử trùng
Ngăn khử trùng có nhiệm vụ tiêu diệt và loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh có trong nguồn nước bằng hóa chất xử lý nước thải. Loại hóa chất này thường được thả vào dưới dạng viên nén hoặc được bơm cấp vào trong ngăn.
Ngăn chứa bùn
Ngăn chứa bùn sẽ là nơi chứa lượng bùn dư thừa sau quá trình xử lý nước thải. Lượng bùn trong nước sẽ được tách ra và lưu lại tại ngăn chứa bùn trong một thời gian. Sau khi lọc xong, bùn sẽ được chuyển về ngăn thiếu khí để tiếp tục xử lý. Sinh khối trong ngăn chứa bùn sẽ tự phân hủy để giảm trọng lượng, sau tầm 2-3 tháng là bùn sẽ được mang đi xử lý hoàn toàn.
Ưu và nhược điểm của bể composite xử lý nước thải
Ưu điểm
Dưới đây là những ưu điểm vượt trội giúp bể composite đánh bại các bồn xử lý chất thải bằng bê tông truyền thống và được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn:
- Vật liệu composite bền bỉ giúp bảo vệ bồn chứa khỏi bị ăn mòn bởi các hóa chất, từ đó làm tăng tuổi thọ và thời gian sử dụng lâu dài cho bồn.
- Bồn composite có khả năng cách nhiệt tốt hơn so với bồn kim loại, bê tông và nhựa.
- Thời gian thi công nhanh, lắp đặt đơn giản, thao tác vận hành dễ dàng.
- Thiết kế bồn gọn gàng, đảm bảo mỹ quan không gian môi trường, không chiếm quá nhiều diện tích mặt bằng chứa.
- Không có bất cứ sự rò rỉ nào ra bên ngoài môi trường. Ít xảy ra hư hỏng, tiết kiệm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng.
- Ứng dụng cho nhiều công trình khác nhau ở mọi địa hình: Nhà dân, khu dân cư, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học,…
Nhược điểm
Mặc dù được đánh giá cao và có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng độ bền của bể composite xử lý nước thải vẫn chưa thể so sánh bằng các loại bồn làm từ gang và thép. Bên cạnh đó, chất liệu composite lại không thể tái chế được, điều này có thể gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường.
Ứng dụng của bể composite trong xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp
Với thiết kế nhỏ gọn nhưng tích hợp đầy đủ các tính năng từ cơ bản cho đến nâng cao, bể composite đã giúp cho quy trình xử lý nước thải được vận hành tốt nhất, cũng như liên tục và tự động.
Nhờ có sự ra đời của bể xử lý nước thải bằng composite mà tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên toàn cầu đã được giảm đi phần nào, từ đó chất lượng cuộc sống của con người cũng được cải thiện hơn đáng kể. Song song với đó, các quy trình xử lý chất thải, nước thải tại các cơ sở doanh nghiệp hay khu chung cư, nhà hàng, khách sạn,… cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Bên cạnh việc ứng dụng xử lý nước thải thì bể composite còn được dùng cho các hoạt động khác như:
- Lưu trữ chất lỏng đặc biệt: Bể composite còn được sử dụng để lưu trữ hóa chất, xăng, dầu, axit,...
- Nơi chứa nước phục vụ đời sống hằng ngày: Bồn composite được dùng để chứa nước phục vụ cho hệ thống tưới tiêu, phun sương, chữa cháy,...
Ngoài ra, vật liệu composite còn được sử dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp, chế tạo như đóng tàu, làm tủ điện,...
Có thể thấy, sự ra đời của bể composite xử lý nước thải đã phần nào giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường. Hy vọng với những thông tin về bể composite là gì? Ưu nhược điểm và nguyên lý hoạt động của bể composite được cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm giải pháp cho việc xử lý nước thải tại hộ gia đình, xí nghiệp, khu chung cư,...
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị thi công hệ thống xử lý nước thải uy tín hoặc một dịch vụ làm giấy phép môi trường chuyên nghiệp thì hãy liên hệ ngay đén Polygreen. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn giải pháp bảo vệ môi trường, chúng tôi tự tin có thể mang đến cho bạn những dịch vụ chất lượng với giá cả cạnh tranh.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY THHH DV MÔI TRƯỜNG POLYGREEN
- Địa chỉ : 860/13B Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
- MST: 0313000713
- Điện thoại: Mr. Lộc 0919 086 459 - 0917 630 283 - 028 3773 2377
- Email: Polygreen@dichvumoitruong.vn
- Website: https://dichvumoitruong.vn/
- Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc, Gia Cầm (28.02.2024)
- Xử Lý Nước Thải Phòng Khám Nha Khoa (26.02.2024)
- Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Chung Cư (22.02.2024)
- Bể ASBR Trong Xử Lý Nước Thải (21.02.2024)
- Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Rửa Xe (21.02.2024)
- Lập Báo Cáo ĐTM Dự Án Khách Sạn (24.01.2024)
- Lập Báo Cáo ĐTM Khu Công Nghiệp (24.01.2024)
- Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo (19.01.2024)