- XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
- Mã sản phẩm: XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
- Giá: Liên hệ
- Lượt xem: 886
- Chia sẻ:
- Thông tin sản phẩm
- Bình luận
XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Nước thải sinh hoạt: là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng như ăn uống, tắm rửa, nấu ăn, vệ sinh nhà cửa, vệ sinh cá nhân, … Nước thải sinh hoạt thường được thải từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác.
Thành phần của nước thải sinh hoạt:
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt, cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi kể cả làm vệ sinh nhà sàn.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Ngoài ra trong nước thải sinh hoạt còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như: protein (40 ÷ 50%); hydrocarbon (40 ÷ 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulô; và các chất béo (5 ÷ 10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 ÷ 450 mg/L theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 ÷ 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học. Ở nhưng khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiêm môi trường nghiêm trọng.
Đặc điểm quan trong của nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng tương đối ổn định:
Các chỉ tiêu nước thải sinh hoạt |
Nồng độ nước thải sinh hoạt |
||
Nhẹ |
Trung bình |
Nặng |
|
Chất rắn tổng cộng, mg/L |
350 |
720 |
1200 |
Tổng chất rắn hòa tan, mg/L
|
250 |
500 |
850 |
145 |
300 |
525 |
|
105 |
200 |
325 |
|
Chất rắn lơ lửng, mg/L
|
100 |
220 |
350 |
20 |
55 |
75 |
|
80 |
165 |
275 |
|
Chất rắn lắng được, mg/L |
5 |
10 |
20 |
BOD5, mg/L |
110 |
220 |
400 |
Tổng Cacbon hữu cơ, mg/L |
80 |
160 |
210 |
COD, mg/L |
250 |
500 |
1000 |
Tổng nitơ (theo N), mg/L
|
20 |
40 |
85 |
8 |
15 |
35 |
|
12 |
25 |
50 |
|
0 |
0 |
0 |
|
0 |
0 |
0 |
|
Tổng photpho (theo P), mg/L
|
4 |
8 |
15 |
1 |
3 |
5 |
|
3 |
5 |
10 |
|
Clorua, mg/L |
30 |
50 |
100 |
Sunfat, mg/l |
20 |
30 |
50 |
Độ kiềm (theo CaCO3), mg/L |
50 |
100 |
200 |
Dầu mỡ, mg/L |
50 |
100 |
150 |
Coliform No/100, mg/L |
106 ÷ 107 |
107 ÷ 108 |
107 ÷ 109 |
Chất hữu cơ bay hơi, µg/L |
<100 |
100÷400 |
>400 |
Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt:
- Phương pháp cơ học: tách rác, tách mỡ, điều hòa, lắng cát, lọc cát, …
- Phương pháp hóa lý: tuyển nổi, keo tụ - tạo bông, khử trùng, …
- Phương pháp sinh học: thiếu khí, hiếu khí, kỵ khí, …
- Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt:
- Chất lượng nước thải sinh hoạt đầu ra đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Quy chuẩn nước thải sinh hoạt đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột A hay cột B phụ thuộc vào bản đồ phân vùng xả thải của mỗi địa phương.
- Dễ dàng nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khi có sự thay đổi về quy định chất lượng nước xả thải ra môi trường.
- Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tự động 24/24 kết hợp tay và liên tục.
- Chi phí quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sẽ thấp.
- Khả năng vượt tải của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cao, đảm bảo tính an toàn cho hệ thống.
- Tuổi thọ công trình hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cao (xây dựng): 20 năm.
- Tuổi thọ công trình hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cao (thiết bị): 10 năm.
- Thời gian thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cao ngắn.
- Đảm bảo tính mỹ quan chung.
- Hạn chế tối đa tác động môi trường đến khu vực xung quanh.
Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt do Công ty TNHH Dịch vụ Môi trường Polygreen thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị:
Hình 1: Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt khách sạn Đại Nam Sài Gòn, công suất 45 m3/ngày.đêm
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt thường ngày của công nhân viên tại khách sạn, được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại ba ngăn trước khi theo hệ thống thoát nước tập trung về bể tách dầu mỡ.
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình rửa dụng cụ, thiết bị phục vụ cho hoạt động vệ sinh khách sạn được dẫn theo hệ thống thu gom nước thải tập trung về bể tách dầu mỡ.
- Bể tách dầu mỡ
Mục đích thu gom tập trung nước thải sinh hoạt, lượt rác sơ bộ nhờ song chắn rác và tách cặn dầu, mỡ ra khỏi nước thải, tránh ảnh hưởng đến các hạng mục đơn vị phía sau.
- Bể điều hòa
Trong bể nước thải được xáo trộn bằng khí để đảm bảo nước thải được ổn định về pH, lưu lượng và nồng độ, tránh tình trạng bị sốc tải lưu lượng hoặc nồng độ nước thải không ổn định dẫn đến tình trạng vi sinh bị sốc tải và phát sinh mùi hôi khó chịu. Sau đó nước thải được bơm điều hòa qua cụm bể sinh học.
- Bể Anoxic
Bể thiếu khí (Anoxic) nhằm phân hủy hợp chất hữu cơ và đề Nitrat hóa (khử Nitrat) trong điều kiện thiếu khí.
Quá trình Nitrat hóa là quá trình ôxy hóa các hợp chất chứa nitơ, đầu tiên là ammonia thành Nitrit sau đó, ôxy hóa Nitrit thành Nitrat. Quá trình Nitrat hóa ammonia diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter.
- Bước 1: Ammonium chuyển thành Nitrit được thực hiện bởi Nitrosomonas:
NH4+ + 1.5 O2 → NO2- + 2H + H2O (1)
- Bước 2: Nitrit được chuyển thành Nitrat được thực hiện bởi loài Nitrobacter:
NO2- + 0.5 O2 → NO3- (2)
Trong bể Anoxic, quá trình khử Nitrat sẽ diễn ra theo phản ứng (3)
6 NO3- + 5 CH3OH → 5 CO2 + 3 N2 + 7 H2O + 6 OH- (3)
Sau khi nước qua bể Anoxic, một phần chất hữu cơ, Nitơ và Phốtpho sẽ được loại bỏ. Tại bể thiếu khí có lắp đặt cánh khuấy để tạo ra sự xáo trộn trong bể giúp bọt khí N2 (từ quá trình khử Nitrat) dễ dàng thoát lên khỏi mặt nước.
Nước thải sau khi qua Bể thiếu khí sẽ được dẫn sang Bể sinh học hiếu khí có giá thể vi sinh bám dính để tiếp tục xử lý.
- Bể ASBC (ASBC – Activated Sludge combined with Biological Contactor)
Đây là công trình đơn vị có vai trò quan trọng nhất, theo đặc trưng nước thải phát sinh của đơn vị BOD, COD cao nên đề xuất sử dụng bể sinh học hiếu khí xử lý. Tại đây các vi sinh vật sử dụng oxi để oxi hóa các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước thành CO2, H2O, Nitơ và sinh khối vi sinh vật. Máy thổi khí cung cấp không khí cho bể sinh học hiếu khí. Bơm nội tuần hoàn được lắp đặt để bơm nước thải tuần hoàn về bể thiếu khí, bổ sung cacbon cho quá trình xử lý thiếu khí. Cuối cùng hỗn hợp nước và bùn chảy sang bể lắng sinh học – bể lắng II.
- Bể lắng II
Tại bể lắng, phần cặn lắng bao gồm bùn vi sinh và các chất lơ lửng khác sẽ lắng xuống dưới, một phần được bơm hồi lưu về bể sinh học để đảm bảo lượng vi sinh trong bể sinh học, một phần được bơm về bể tách bùn, phần nước trong bên trên được dẫn qua bể khử trùng.
- Khử trùng
Tại đây, nước thải sẽ được hòa trộn với chất khử trùng bằng cách bơm định lượng để loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại để nước thải đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B khi thải ra ngoài môi trường.
HÌNH ẢNH THỰC HIỆN:
Hình 2: Lắp đặt giá thể cho bể ASBC
Hình 3: Lắp đặt đường khí bể điều hòa
Hình 4: Lắp đặt giá thể cho bể ASBC
BẢNG CHÀO GIÁ SƠ BỘ:
Lưu lượng (m3/ngđ) |
Xây dựng và lắp đặt thiết bị cho hệ thống xử lý nước thải (tr.VNĐ) |
Cải tạo và bảo trì thiết bị hệ thống xử lý nước thải (tr.VNĐ) |
1-5 |
90 – 120 |
150 – 170 |
5-20 |
120 – 140 |
170 – 190 |
20-50 |
140 – 300 |
190 – 210 |
50-70 |
300 – 400 |
210 – 230 |
70-100 |
400 – 600 |
230 – 250 |
100-200 |
600 – 1.100 |
250 – 400 |
Liên hệ để được tư vấn và báo giá chi tiết:
Mr. Sơn – 0347828415
Hotline – 028 3773 2377
hotline
0917.630 283 Mr Lộc/ 0932.733 075 Mrs Tuyền