Theo nhiều nghiên cứu, trong nước thải chăn nuôi heo chứa rất nhiều chất độc hại, nếu không được xử lý sớm trước khi thải ra ngoài sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người, vật nuôi cũng như môi trường,... Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải được đưa vào trong chăn nuôi nhằm kiểm soát mùi hôi, giảm lượng chất ô nhiễm có trong nước thải. Vậy bạn đã hiểu hết về các công nghệ này chưa? Ở bài viết này, Polygreen sẽ bật mí cho bạn về 5 công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo được ứng dụng nhiều nhất.
Nước thải chăn nuôi lợn là gì? Mức độ nguy hiểm ra sao?
Nước thải chăn nuôi lợn chứa hàm lượng hữu cơ cùng các chất dinh dưỡng cao, được biểu hiện qua các thông số như: BOD5, SS, COD,... nhất là hàm lượng N và P. Ngoài ra, nước thải chăn nuôi heo còn chứa hàm lượng lớn các loại vi khuẩn gây dịch bệnh vô cùng nguy hiểm như: Lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả, nhiễm khuẩn E.coli,... ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người cũng như các loài động vật khác sống xung quanh.
Bên cạnh đó, nước thải chăn nuôi heo thường bốc mùi hôi thối, nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường tại các con sông, mương,... làm cản trở sự phát triển của thủy sinh.
Tính cấp thiết của việc xử lý nước thải chăn nuôi heo
Nước thải từ chăn nuôi heo chứa hàm lượng lớn mầm bệnh, vi khuẩn và vi rút gây hại, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, đất và không khí. Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã cảnh báo về tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, động vật nuôi và môi trường nếu không thực hiện đúng các biện pháp thu gom và xử lý nước thải chăn nuôi lợn.
Đặc biệt, virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh có thể lây lan nhanh chóng gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Do đó, việc xử lý chất thải chăn nuôi heo để giảm mùi, giảm vi khuẩn và mầm bệnh là vấn đề vô cùng cấp thiết đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và các hộ gia đình nuôi lợn.
Top 5 công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo được ứng dụng nhiều nhất
Công nghệ Biogas
Biogas là công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo đạt chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT được áp dụng nhiều trong quy trình xử lý nước thải chăn nuôi tại các hộ gia đình, trang trại, khu công nghiệp chăn nuôi heo.
Biogas là quá trình phân hủy yếm khí và hợp chất hữu cơ có trong phân động vật dưới tác động của vi sinh vật để tạo ra khí sinh học. Điều này không chỉ giúp loại bỏ vi sinh vật và virus gây hại trong chất thải của lợn mà còn làm giảm mùi hôi có trong nước thải.
Hơn nữa, hệ thống biogas cũng chuyển đổi chất thải rắn thành nguồn nguyên liệu có thể sử dụng như: Phân bón, khí đốt và điện năng từ khí gas sản xuất trong hầm biogas. Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ biogas chính là nước thải sau khi xử lý vẫn chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (quy định QCVN 62-MT:2016/BTNMT).
Công nghệ SBR
Trong nước thải chăn nuôi heo có chứa hàm lượng Nitơ và Phốt Pho ở mức rất cao nên Công nghệ SBR (Sequencing Batch Reactor) thường được sử dụng nhiều vì khả năng xử lý Nitơ và Phốt Pho cực kỳ tốt. Thêm vào đó, công nghệ SBR còn giúp tiết kiệm diện tích xử lý (không cần xây dựng bể lắng) và chất lượng nước thải đầu ra luôn đạt chuẩn theo quy định QCVN 62-MT:2016/BTNMT của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường.
Công nghệ đệm lót sinh học
Công nghệ đệm lót sinh học là phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo không gây ô nhiễm môi trường bằng cách sản sinh ra hàm lượng Xenlulo cao giúp hệ vi sinh hoạt động hiệu quả hơn khi phân hủy hợp chất hữu cơ. Đồng thời, công nghệ đệm lót sinh học còn giúp đảm bảo chất lượng, an toàn và hạn chế tối đa mùi hôi cho chất thải khi được đưa ra ngoài môi trường.
Công nghệ bùn hoạt tính hiếu khí kết hợp thiếu khí
Đây cũng là công nghệ được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý nước thải chăn nuôi heo. Thay vì xử lý bằng bùn hoạt tính truyền thống, bạn có thể bổ sung thêm khoang thiếu khí kết hợp với hiếu khí để loại bỏ các chất hữu cơ và nitơ có trong nước thải. Lúc này, quá trình nitrat hóa sẽ được diễn ra trong buồng hiếu khí, còn quá trình khử nitơ sẽ được thực hiện trong buồng thiếu khí.
Công nghệ hồ sinh học
Những trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn thường sử dụng ao sinh học để xử lý nước thải biogas. Tuy ao có thể dùng để nuôi trồng thủy sản, nhưng hiệu quả xử lý thấp, môi trường ao thường bị ô nhiễm do sự phát triển mạnh của tảo và thực vật thủy sinh.
Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo phổ biến
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để xử lý chất thải chăn nuôi lợn, sau đây là những phương pháp phổ biến nhất:
- Phương pháp cơ học: Tách chất rắn, cặn, phân ra khỏi hỗn hợp nước thải bằng cách sử dụng song chắn rác và bể lắng sơ bộ.
- Phương pháp hóa lý: Phương pháp này sẽ sử dụng keo tụ như phèn nhôm, sắt, bùn,... kết hợp với polymer để lọc tách các chất rắn, cặn, phân ra khỏi hỗn hợp nước thải.
- Phương pháp sinh học: Phương pháp này sẽ phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật trong môi trường hiếu khí hoặc kỵ khí. Từ đó, làm giảm hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải và nước thêm sạch hơn.
- Xử lý hiếu khí: Sử dụng vi sinh vật hiếu khí trong điều kiện có oxy để xử lý chất thải.
- Xử lý kỵ khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật phân hủy hữu cơ trong điều kiện có rất ít hoặc không có oxy để làm sạch nước thải chăn nuôi lợn.
- Phương pháp thủy phân:Là quá trình phân hủy các chất hữu cơ phức tạp không tan thành những chất đơn giản có khả năng tan trong nước như: Axit amin, đường,…
Quy trình công nghệ hệ xử lý nước thải chăn nuôi lợn
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo sẽ bắt đầu từ việc chất thải chảy vào hầm biogas nhằm mục đích giảm lượng khí độc được sinh ra và tiêu diệt mầm bệnh có trong nước thải. Khi chảy tràn hầm biogas, nước thải sẽ chảy theo đường ống dẫn qua bể điều hòa. Lúc này, chất thải được khuấy trộn đều nồng độ và lưu lượng để chuẩn bị đưa vào xử lý nước thải trong chăn nuôi.
Tiếp theo, nước thải chăn nuôi heo được dẫn đến bể USAB và được đưa trực tiếp xuống đáy bể trước khi chảy ngược lên trên xuyên qua lớp đệm bùn sinh học nhằm tiêu diệt hết các chất bẩn hữu cơ trong nước thải. Lúc này, các bọt khí metan và cacbonic sẽ xuất hiện nổi lên trên và được thu lại bằng cách chụp khí để dẫn ra khỏi bể.
Sau công đoạn này, nước thải chăn nuôi sẽ chảy tràn qua bể yếm khí anoxic và hiếu khí aerotank để thực hiện nhiệm vụ phân hủy, biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản hơn để dễ dàng xử lý.
Khi nước thải qua bể hiếu khí (chứa nước thải và bùn hoạt tính), khí sẽ được cấp liên tục vào bể để giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng, đồng thời cung cấp đủ oxy để cho các vi sinh vật thực hiện oxy hóa các chất hữu cơ. Lúc này, lượng bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy ở bể lắng sinh học và được tuần hoàn lại về bể aerotank nhằm đảm bảo ổn định nồng độ vi sinh vật có trong hệ thống xử lý nước thải.
Phần bùn dư sẽ được sử dụng làm phân bón còn nước thải cuối của bể hiếu khí sẽ tiếp tục chảy qua bể lắng rồi được châm thêm NaOCl để tiêu diệt hết những vi khuẩn còn sót lại. Cuối cùng, nước của bể sẽ chảy ra hồ sinh học để ổn định dòng nước và giảm nguy cơ gây bệnh của các vi sinh vật.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về việc xử lý nước thải trong chăn nuôi heo
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý nước thải chăn nuôi heo theo quy định QCVN 62:2021/BTNMT do Tổng cục Môi trường biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt.
Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm có trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Đối tượng áp dụng
- Áp dụng riêng đối với các cơ sở chăn nuôi khi xả nước thải chăn nuôi ra nguồn tiếp nhận nước thải.
- Nước thải chăn nuôi khi xả vào hệ thống xử lý nước thải tập trung phải tuân theo quy định về đấu nối, tiếp nhận của cơ sở quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Nước thải phát sinh từ các cơ sở nuôi, nhốt, giết mổ gia súc gia cầm khi nhập cùng nước thải giết mổ sẽ được quản lý như nước thải công nghiệp.
- Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt khi nhập cùng nước thải chăn nuôi sẽ được quản lý như nước thải.
Chi phí để xử lý nước thải chăn nuôi heo là bao nhiêu tiền?
Nếu chưa qua khảo sát thực tế và tiếp cận thông tin từ dự án thì chi phí xử lý nước thải chăn nuôi lợn rất khó để đưa ra báo giá chi tiết, bởi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau:
- Quy mô trang trại và lưu lượng nước thải: Với những trang trại chăn nuôi có quy mô lớn cùng lượng nước thải xả ra môi trường nhiều thì chi phí xử lý nước thải sẽ nhiều hơn so với những trang trại có quy mô nhỏ hơn.
- Công nghệ xử lý nước thải: Tùy thuộc vào đặc điểm các chất ô nhiễm có trong nước thải mà khi lấy mẫu phân tích, đơn vị xử lý sẽ đề xuất công nghệ xử lý phù hợp nhất.
- Chất lượng thiết bị lắp đặt hệ thống: Trong hệ thống xử lý nước thải có rất nhiều thiết bị, mỗi thiết bị lại có giá thành và chất lượng khác nhau nên phần nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí chung.
- Chất lượng nước thải: Tiêu chuẩn chất lượng nước thải sau khi xử lý càng cao thì chi phí bỏ ra càng nhiều.
Ngoài ra, chi phí xử lý nước thải chăn nuôi lợn còn phụ thuộc vào các khoản khác như: Chi phí lắp đặt, chi phí vận chuyển,....
Polygreen - Đơn vị xử lý nước thải chăn nuôi heo uy tín, đạt chuẩn
Công Ty TNHH Dịch Vụ Môi Trường Polygreen là một trong những đơn vị xử lý nước thải chăn nuôi uy tín, đạt chuẩn với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn giải pháp, thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trên toàn quốc. Với trang thiết bị hiện đại cùng công nghệ tiên tiến, Polygreen cam kết mang đến giải pháp xử lý nước thải hiệu quả, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Ưu điểm của quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo tại Polygreen
- Công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, loại bỏ triệt để thành phần N, P, các vi khuẩn gây bệnh,....Nước thải qua xử lý đạt chuẩn theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
- Nước thải được xử lý sạch sẽ trước khi đưa ra ngoài môi trường, giảm thiểu được nguy cơ gây bệnh cho con người, gia súc gia cầm, ô nhiễm nguồn nước, không khí,...
- Mức chi phí cạnh tranh, đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu lắp đặt hệ thống xử lý rác thải từ quy mô chăn nuôi nhỏ cho đến trang trại quy mô lớn.
- Cam kết bảng giá công khai đúng theo website, không phát sinh chi phí.
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
Ngoài cung cấp dịch vụ xử lý nước thải chăn nuôi lợn Polygreen còn đề xuất các giải pháp tổng thể, đảm bảo tính khả thi và bền vững của hệ thống trong thời gian dài hạn.
Bài viết trên đây Polygreen đã chia sẻ cho bạn về mức độ nguy hiểm của việc đưa nước thải chăn nuôi lợn chưa qua xử lý ra ngoài môi trường, đồng thời chúng tôi cũng giới thiệu cho bạn 5 công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Hy vọng, thông qua những gì chúng tôi chia sẻ có thể giúp bạn chọn được một phương pháp xử lý phù hợp với điều kiện tài chính và quy mô của mình.
- Báo Cáo ĐTM Nhà Máy Xi Măng (09.01.2024)
- Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Bún (09.01.2024)
- Lập báo cáo ĐTM dự án thủy điện (08.01.2024)
- Xử Lý Khí Thải Nhà Máy Cao Su (31.12.2023)
- Xử Lý Khí Thải Lò Hơi Đốt Củi (29.12.2023)
- Xử Lý Khí Thải Bằng Phương Pháp Ướt (20.12.2023)
- Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Vật Lý (20.12.2023)
- Xử Lý Nước Hồ Bơi (14.12.2023)