Nước hồ bơi bị đục là một tình trạng khá phổ biến, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và gây ra nhiều tác hại tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng Công ty Polygreen tìm hiểu chi tiết về quy trình xử lý nước hồ bơi đúng chuẩn từ A – Z, giúp cho nước hồ bơi luôn trong sạch.
Tại sao cần xử lý nước hồ bơi?
Chất lượng nước trong bể bơi đóng một vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của bể bơi. Đối với các doanh nghiệp quản lý bể bơi thu phí, bể thi đấu hoặc bể bơi tại các khu nghỉ dưỡng, các tiêu chuẩn chất lượng nước luôn được đặt lên hàng đầu.
Việc không xử lý nước hồ bơi đúng cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề lớn như sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn và ký sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, đồng thời làm giảm mỹ quan của cả công trình. Dưới đây là những lý do cụ thể tại sao cần phải xử lý nước bể bơi:
Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
Nước bể bơi khi bị nhiễm khuẩn sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn, ký sinh và rêu tảo. Điều này dẫn đến hiện tượng nước bị đục và bẩn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và làm mất đi tính thẩm mỹ của hồ bơi.
Bảo vệ sức khỏe người đi bơi
Nước bể bơi ô nhiễm không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như nấm da, mẩn ngứa, dị ứng và thậm chí các bệnh về hô hấp, tiêu hóa. Do đó, việc xử lý nước hồ bơi định kỳ là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người đi bơi và cả cộng đồng.
Đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị
Sự cân bằng chất lượng nước ở mức tiêu chuẩn không chỉ bảo vệ sức khỏe cho người đi bơi mà còn ngăn chặn những yếu tố tiêu cực tác động đến quá trình vận hành của các thiết bị lọc và bơm. Nước có độ pH quá cao hoặc quá thấp cũng có thể làm giảm tuổi thọ của các thiết bị này, đây là điều mà mọi doanh nghiệp quản lý bể bơi đều cần tránh.
Nguyên nhân nào dẫn đến nước hồ bơi bị đục
Nước hồ bơi bị đục là hiện tượng thường gặp, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe người đi bơi. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này:
- Sự cố trong hệ thống bộ lọc: Hệ thống bộ lọc không được vệ sinh định kỳ có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hoặc tích tụ quá nhiều bụi bẩn, làm giảm hiệu suất lọc nước. Điều này dẫn đến việc nước bể bơi không được lọc sạch hiệu quả, khiến cho nước trở nên đục và bẩn.
- Hoạt động hệ thống bơm, lọc chưa đủ thời gian: Thời gian hoạt động của hệ thống bơm lọc cần được điều chỉnh phù hợp với diện tích và dung tích nước của hồ bơi. Điều này giúp đảm bảo rằng máy bơm hoạt động đủ thời gian, khoảng 8-9 tiếng mỗi ngày, để nước được lọc đầy đủ.
- Mất cân bằng nồng độ pH: Độ pH quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất của Clo, gây mất hiệu quả trong việc xử lý nước hồ bơi. Nếu pH quá thấp, máy lọc kim loại và máy bơm có thể bị ăn mòn, làm nước trở nên đục.
- Điều kiện thời tiết khác thường: Thời tiết nóng ẩm tại Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rêu tảo. Ngoài ra, khi thời tiết bất thường như mưa bão và gió lớn, bụi bẩn và rác thải có thể bị cuốn vào hồ, gây nên tình trạng đục nước.
- Tác động từ hoạt động của con người: Lượng người sử dụng hồ bơi quá tải có thể đưa vào hồ các chất thải từ cơ thể như mồ hôi, bụi bẩn và mỹ phẩm, gây đổi màu nước.
Những công nghệ xử lý nước hồ bơi phổ biến hiện nay
Hiện nay, có nhiều công nghệ xử lý nước bể bơi được sử dụng rộng rãi, mỗi công nghệ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế, chủ đầu tư có thể lựa chọn công nghệ xử lý nước hồ bơi phù hợp. Dưới đây là một số công nghệ xử lý nước bể bơi được sử dụng phổ biến hiện nay:
Công nghệ xử lý | Cách thức hoạt động | Ưu điểm | Nhược điểm |
Sử dụng hóa chất xử lý nước bể bơi |
|
|
|
Công nghệ xử lý điện phân muối |
2H2O + 2NaCl → 2NaOH + Cl2 + H2 Cl2 + H2 → HOCl + HCl
|
|
|
Công nghệ Ozone | Công nghệ Ozone được ứng dụng trong xử lý nước hồ bơi nhằm hạn chế các loại vi sinh vật, diệt các loại tảo, bào tử,... |
|
Công nghệ Ozone tạo ra chất màu xanh có tác dụng oxi hoá cực mạnh. Tuy nhiên, không có độ bền cao nên chỉ có thể sản xuất dùng ngay tại chỗ. |
>>> Tìm hiểu thêm: Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đô thị đạt chuẩn
Hướng dẫn xử lý nước bể bơi bị đục
Để thực hiện cách xử lý nước hồ bơi gia đình, bạn cần làm theo những bước sau đây:
Bước 1: Kiểm tra và duy trì nồng độ pH với Clo
Đây là bước vô cùng quan trọng trong quá trình sử dụng hoá chất để vệ sinh bể bơi. Các hoá chất chỉ có thể phát huy tác dụng tối ưu khi nằm trong nồng độ pH lý tưởng là từ 7,2 đến 7,6.
Bạn có thể sử dụng các dụng cụ đo chuyên dụng để kiểm tra nồng độ pH và Clo trong nước hồ bơi. Nếu nồng độ pH hoặc Clo không phù hợp, bạn cần điều chỉnh bằng các hóa chất chuyên dụng.
- Lấy mẫu nước trong hồ vào ống nghiệm. Để đảm bảo kết quả chính xác nhất, hãy lấy mẫu tại độ sâu 40cm.
- Nhỏ 2 – 3 giọt phenol vào trong ống kiểm tra nồng độ pH, 2 – 3 giọt OTO với ống kiểm tra nồng độ Clo.
- Đậy nắp và lắc đều ống nghiệm.
- Đọc kết quả.
Bước 2: Xử lý hóa chất
Sau khi kiểm tra và duy trì nồng độ pH cùng Clo, bạn cần tiến hành xử lý hóa chất cho nước hồ bơi. Các hóa chất xử lý nước hồ bơi bao gồm:
Các loại hóa chất trong nhóm | Ứng dụng và cách sử dụng | ||
Nhóm khử trùng nước | Chlorine bột và Clo viên (TCCA) |
|
|
Nhóm điều chỉnh pH | NaClo, soda ash,… |
Khi đo độ pH và kết quả nằm ngoài mức chuẩn 7,2 – 7,6, cần điều chỉnh bằng cách sử dụng pH+ hoặc pH- theo liều lượng như sau:
Lưu ý: Nếu muốn xử lý với lượng lớn, bạn cần chia nhỏ ra nhiều lần để tránh nước bị sốc và phản tác dụng. |
|
Nhóm diệt rêu tảo | PAC, PAM, các chất kết lắng dạng bột, Flocoulant |
Các hóa chất như CuSO4 và chloramine được sử dụng để kiểm soát và loại bỏ rêu tảo một cách nhanh chóng, giữ cho nước bể bơi luôn trong tình trạng sạch sẽ và an toàn. Cách thực hiện: Sử dụng 1 lít CuSO4 cho 10m3 nước mỗi tháng. Lưu ý rằng chất diệt tảo phản ứng nhanh với Clo, nên cần phải thêm chúng trước cửa xả để đảm bảo hiệu quả tối đa. |
|
Nhóm trợ lắng, làm trong nước | Đồng bột, đồng ngậm nước |
Sau khi đạt cân bằng độ pH và nồng độ clo, việc làm trợ lắng để loại bỏ tạp chất trong nước là quan trọng. PAC, một hóa chất phổ biến, được sử dụng cho mục đích này. Cách thực hiện:
|
>>> Xem thêm: Tổng hợp các hóa chất xử lý nước thải được sử dụng phổ biến nhất
Bước 3: Tiến hành lọc tuần hoàn với hệ thống lọc
Sau khi giải quyết các vấn đề bằng hóa chất, nước hồ bơi cần được lọc hàng ngày qua hệ thống lọc. Có hai loại phổ biến trên thị trường hiện nay: Lọc có đường ống (bao gồm máy bơm và bình lọc cát) và máy lọc thông minh.
Yêu cầu lọc từ 4-8 giờ, đảm bảo mọi nước trong hồ được chạy qua hệ thống ít nhất một lần. Thời gian lọc cho bể bơi ngoài trời không quá 4 giờ mỗi lần, không quá 2 giờ mỗi lần cho bể bơi nông và có thể lên đến 8 giờ mỗi lần đối với bể trong nhà.
Cần lưu ý gì khi xử lý nước bể bơi bị đục?
Để đảm bảo quá trình xử lý nước hồ bơi được diễn ra hiệu quả và an toàn, cần lưu ý và tuân theo một số điều như sau:
- Cần tuân thủ tuyệt đối đối về liều lượng và cách sử dụng của từng loại hóa chất để đảm bảo an toàn và không bị phản tác dụng.
- Đảm bảo trang bị đầy đủ các loại thiết bị bảo hộ bao gồm quần áo dài tay, mũ và khẩu trang khi tiếp xúc với hóa chất.
- Khi kết hợp nhiều loại hóa chất, cần hiểu rõ về công dụng và tính chất của chúng, tránh sử dụng đồng thời hai loại hóa chất. Sau khi xử lý, nên đợi từ 3-6 giờ trước khi tái sử dụng để đảm bảo an toàn.
Ở bài viết trên, Polygreen đã hướng dẫn bạn cách xử lý nước hồ bơi bị đục cũng như những lưu ý khi thực hiện quá trình làm sạch nước bể bơi. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hồ bơi thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!
- Công Nghệ Nano Trong Xử Lý Nước Thải (13.12.2023)
- Cách Xử Lý Nước Nhiễm Sắt (06.12.2023)
- Bể Điều Hòa Trong Xử Lý Nước Thải (06.12.2023)
- Cách Xử Lý Amoni Trong Nước Sinh Hoạt (30.11.2023)
- Các Hóa Chất Xử Lý Nước Thải (28.11.2023)
- Xử Lý COD Trong Nước Thải (24.11.2023)
- Xử Lý Nước Thải Nhà Bếp (24.11.2023)
- Dịch Vụ Đánh Giá Tác Động Môi Trường (17.11.2023)