COD là chỉ số thể hiện lượng oxy cần dùng để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Các chất hữu cơ này nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và các sinh vật sống trong nước. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, đã có nhiều phương pháp xử lý COD trong nước thải ra đời. Trong bài viết này, hãy cùng Công ty môi trường Polygreen tìm hiểu chi tiết từng phương pháp xử lý COD nhé!
Chỉ số COD trong nước thải có nghĩa là gì?
Chỉ số COD (Chemical Oxygen Demand) là một thước đo quan trọng để ước tính khối lượng chất hữu cơ có trong nước thải. Bên cạnh đó, chỉ số này còn cho biết lượng oxy cần dùng để oxy hóa các chất hóa học có trong nước thải bao gồm cả chất hữu cơ và chất vô cơ.
Chỉ số COD đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xử lý nước thải. Các chuyên gia thường sử dụng chỉ số COD để đánh giá tình trạng ô nhiễm của nguồn nước. Chỉ số COD càng cao có nghĩa là nguồn nước đang bị ô nhiễm rất nặng và ngược lại.
Khi đã nắm được chỉ số COD trong nước thải, các chuyên gia có thể thông qua đó để tính toán lượng oxy hòa tan trong nước (DO) cần để xử lý nguồn nước thải. Từ những tính toán trên, người ta sẽ lựa chọn ra được những phương pháp xử lý COD trong nước thải phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế tối đa được sự lãng phí nhiên liệu máy móc, tiết kiệm thời gian và các chi phí phát sinh một cách hiệu quả nhất.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp hiện nay, hàm lượng COD trong nước thải cần được xử lý cũng tăng lên rất cao. Nếu các khu công nghiệp không có biện pháp xử lý COD trong nước thải phù hợp sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực như: Gây ra những mùi hôi vô cùng khó chịu, làm ô nhiễm môi trường đất và nước, kem theo đó là sản sinh các bệnh về da và tiêu hoá cho con người,...
Tổng hợp 6 phương pháp xử lý COD trong nước thải sinh hoạt phổ biến nhất
Như đã nói ở trên, nếu chúng ta không thực hiện xử lý COD trong nước thải thì sẽ gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến con người và môi trường. Vậy nên, việc chọn lựa một phương pháp xử lý phù hợp là vô cùng quan trọng. Sau đây, Polygreen sẽ giới thiệu đến bạn 6 phương pháp xử lý COD trong nước thải phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay:
Xử lý bằng hóa chất keo tụ
Phương pháp này sử dụng các hóa chất keo tụ như PAC, phèn nhôm, phèn sắt,... để kết tụ các chất rắn trong nước thải tạo thành các bông cặn, lắng xuống. Từ đó, giúp nồng độ COD trong nước thải giảm xuống. Ưu điểm của phương pháp keo tụ là đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp. Tuy nhiên, nhược điểm là có thể gây ô nhiễm môi trường do các hóa chất keo tụ còn dư trong nước thải nếu không được xử lý cẩn thận.
Hiệu quả xử lý COD bằng phương pháp keo tụ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: loại hóa chất keo tụ sử dụng, nồng độ hóa chất keo tụ, thời gian lắng,... Thông thường, hiệu quả xử lý COD bằng phương pháp keo tụ đạt khoảng 50-70%.
Sử dụng vi sinh để giảm COD
Xử lý COD bằng vi sinh vật là phương pháp sử dụng vi sinh vật xử lý nước thải để phân hủy chất hữu cơ thành các chất vô cơ. Vi sinh vật có thể được sử dụng trong điều kiện hiếu khí (có oxy) hoặc kỵ khí (không có oxy):
- Xử lý COD trong nước thải bằng vi sinh hiếu khí: Trong điều kiện hiếu khí, nước thải được dẫn vào bể hiếu khí, nơi các vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy chất hữu cơ trong nước thải, tạo thành CO2, nước và năng lượng. Phương pháp hiếu khí thường được sử dụng trong xử lý nước thải nhà bếp, nước thải sinh hoạt,... do các loại nước thải này thường chứa nhiều chất hữu cơ và hàm lượng COD cao. Bên cạnh đó, việc bổ sinh vi sinh kỵ khí AD - Boost sẽ giúp cho hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu suất cao hơn bình thường.
- Giảm COD trong nước thải bằng vi sinh kỵ khí: Nước thải được dẫn vào bể kỵ khí, nơi các vi sinh vật kỵ khí được nuôi cấy. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy chất hữu cơ trong nước thải, tạo thành CH4, CO2, nước và năng lượng. Ưu điểm của phương pháp này là không cần cung cấp oxy, chi phí đầu tư ban đầu thấp. Tuy nhiên, nhược điểm là hiệu quả thấp hơn so với phương pháp hiếu khí.
Dùng hóa chất oxy hóa
Dùng hoá chất oxy hoá là phương pháp hoá học thường dùng trong xử lý nước thải. Phương pháp này sử dụng các hóa chất oxy hóa như clo, hydrogen peroxide, ozone,... để oxy hóa chất hữu cơ trong nước thải. Nước thải sẽ được dẫn vào bể oxy hóa, nơi các hóa chất oxy hóa được thêm vào. Sau đó, các hóa chất này sẽ phản ứng với các chất hữu cơ trong nước thải, tạo thành các chất vô cơ là CO2 và H2O. Phương pháp xử lý COD trong nước thải bằng hóa chất thường được sử dụng đối với những nguồn nước có ít chất thải hữu cơ.
Dùng công nghệ AOP
Công nghệ AOP là một trong những công nghệ mới nhất hiện nay và cũng có hiệu quả khá cao và tối ưu. Đối với những nguồn nước thải có chỉ số COD trên 100000 công nghệ này cũng có thể xử lý một cách dễ dàng. Quá trình AOP có tốc độ xử lý nhanh gấp nhiều lần so với phương pháp xử lý sinh học, chỉ mất khoảng vài giờ hoặc thậm chí vài phút là có thể hoàn thành, trong khi đó phương pháp xử lý sinh học có thể mất đến vài ngày. Ngoài ra, công nghệ AOP còn có ưu điểm là tiết kiệm diện tích và giảm thiểu lượng hóa chất sử dụng.
Sử dụng phản ứng Fenton
Đối với phương pháp xử lý COD trong nước thải này, nước thải sẽ được dẫn vào bể phản ứng Fenton, nơi hydrogen peroxide và Fe(II) được thêm vào. Các chất này sẽ phản ứng với nhau, tạo thành gốc hydroxyl (OH·). Gốc hydroxyl là chất oxy hóa mạnh, có thể oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Khi sử dụng phương pháp Fenton, cần lưu ý xử lý các chất thải thứ cấp như Fe(III) và H2O2 còn dư trong nước thải để tránh gây ô nhiễm môi trường. Phản ứng Fenton chính là tiền thân của sự ra đời hệ thống xử lý nước thải AOP.
Lọc và hấp thụ bằng than hoạt tính
Lọc và hấp thụ bằng than hoạt tính là phương pháp được sử dụng ở bước cuối hoặc sau quá trình xử lý sơ cấp. Than hoạt tính có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ, ozone hoặc clo còn sót lại trong nước thải, giúp nước xả thải trở nên sạch và an toàn hơn. Khi nước thải được dẫn qua lớp than hoạt tính, các chất hữu cơ, các chất màu, các mùi hôi sẽ bị hấp thụ vào bề mặt của than hoạt tính. Nước thải sau khi được lọc qua than hoạt tính sẽ giảm hàm lượng chất hữu cơ, chất màu, mùi hôi.
Ở bài viết trên, Polygreen đã giúp bạn hiểu rõ hơn về COD trong nước thải là gì cũng như các cách xử lý COD trong nước thải sinh hoạt phổ biến nhất hiện nay. Nếu có nhu cầu sửa chữa, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hoặc cần tư vấn giải pháp bảo vệ môi trường thì hãy liên hệ ngay với Polygreen để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
- Xử Lý Nước Thải Nhà Bếp (24.11.2023)
- Dịch Vụ Đánh Giá Tác Động Môi Trường (17.11.2023)
- Bể Aerotank Là Gì? (17.11.2023)
- Nâng Cấp Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải (14.11.2023)
- Các Loại Vi Sinh Xử Lý Nước Thải (10.11.2023)
- Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Keo Tụ (09.11.2023)
- Các Loại Bể Xử Lý Nước Thải (01.11.2023)
- Bể Anoxic Là Gì (31.10.2023)