Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, các hoạt động này cũng gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường. Chính vì thế, việc thực hiện đánh giá tác động môi trường sẽ giúp các doanh nghiệp dự báo và giảm thiểu những tác động tiêu cực nhằm đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Trong bài viết này hãy cùng Polygreen tìm hiểu chi tiết về dịch vụ đánh giá tác động môi trường cho các dự án nhé.
Quy trình cơ bản của dịch vụ đánh giá tác động môi trường tại Polygreen
Quy trình đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một quy trình khá phức tạp nên cần được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm. Thông thường, quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Polygreen sẽ bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tư vấn cụ thể cho khách hàng.
- Bước 2: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM):
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng thực tế môi trường của dự án.
- Đề xuất phương án xử lý, cải tạo phù hợp.
- Tham vấn ý kiến từ cộng đồng (nếu có).
- Bước 3: Kiểm tra, gửi khách hàng xem bản thảo và chỉnh sửa. Sau đó, nộp hồ sơ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh thành (tùy quy mô theo luật định).
- Bước 4: Khi nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của giấy tờ.
- Bước 5: Phòng Quản lý Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) sẽ tiến hành thành lập Hội đồng Thẩm định để đánh giá tác động môi trường.
- Nếu hồ sơ đạt yêu cầu sẽ chuyển tiếp sang làm các thủ tục cần thiết để cấp Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
- Nếu hồ sơ cần thay đổi, bổ sung hoặc không đạt yêu cầu, sẽ có văn bản trả lời cụ thể cho cá nhân, tổ chức thực hiện lại hoặc chỉnh sửa.
- Bước 6: Chỉnh sửa, thay đổi theo yêu cầu của Hội đồng Thẩm định và nộp lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường - ĐTM (nếu có).
- Bước 7: Nhận quyết định và bàn giao Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã hoàn thành cho khách hàng.
Những văn bản cần thiết cho lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về dịch vụ đánh giá tác động môi trường tại Polygreen thì hãy cùng chúng tôi điểm qua một số văn bản cần chuẩn bị để lập báo cáo ĐTM nhé. Để lập được báo cáo ĐTM chất lượng và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật, theo đó chủ dự án, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy đăng ký kinh doanh.
- Hợp đồng thuê đất/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thuyết minh phương án kỹ thuật hoặc dự án đầu tư.
- Bản báo cáo khảo sát địa chất công trình.
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể/Bản vẽ vị trí khu đất.
- Bản vẽ thoát nước thải/Bản thể thoát nước mưa.
- Bản vẽ bể xử lý nước thải tự hoại.
- Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hoặc sinh hoạt (nếu có).
Ưu điểm khi chọn dịch vụ đánh giá tác động môi trường tại Polygreen
Polygreen được biết đến là công ty tư vấn môi trường uy tín hàng đầu hiện nay. Với kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực này, chúng tôi cung cấp dịch vụ báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chuyên nghiệp, quy trình tiêu chuẩn, hồ sơ pháp lý xác thực đúng quy định nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Dưới đây là một số ưu điểm khi chọn dịch vụ đánh giá tác động môi trường tại Polygreen:
- Theo dõi, giám sát tiến trình thực hiện công việc môi trường đang thực hiện.
- Được tư vấn cụ thể để lựa chọn phương án phù hợp với dự án doanh nghiệp.
- Được hỗ trợ xuyên suốt quá trình thực hiện và sau khi đã nhận báo cáo, giấy xác nhận đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
- Gợi ý các biện pháp xử lý chất thải bằng các công nghệ hiện đại nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiệu quả, chẳng hạn như là: Công nghệ AAO, SBR, MBBR,...
- Thực hiện đúng quy định môi trường theo pháp luật.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân công thực hiện các công đoạn kiểm tra, chỉnh sửa.
Thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là khi nào?
Dựa theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Điều 14 Nghị định 18/2015/NĐ-CP, thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án và chủ đầu tư cần phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM trước các thời điểm sau đây:
- Với các dự án khai thác khoáng sản: Thời gian lập báo cáo trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác các loại khoáng sản.
- Với các dự án khai thác dầu khí: Thời điểm trình báo cáo trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch thăm dò, phát triển, khai thác mỏ dầu khí.
- Với các dự án đầu tư xây dựng: Thời điểm trình báo cáo trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, bản vẽ thi công.
- Các dự án còn lại: Cần thực hiện báo cáo đánh giá ĐTM trước khi quyết định đầu tư triển khai dự án.
Dự toán chi phí dịch vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
Chi phí lập báo cáo tác động môi trường (ĐTM) là một trong những yếu tố quan trọng cần được chủ dự án cân nhắc khi triển khai dự án. Theo đó, chi phí đánh giá tác động môi trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như sau.
Báo cáo dịch vụ đánh giá tác động môi trường ĐTM thuộc cấp huyện, tỉnh
Đơn vị cung cấp dịch vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như chủ đầu tư dự án cần phải thực hiện dự toán chi phí theo nội dung và phương pháp xác định như sau:
- Theo Thông tư số 02/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, mỗi chương trong báo cáo ĐTM là một chuyên đề. Chi phí viết báo cáo được tính không quá 5 chương x 5 triệu đồng/chương = 25 triệu đồng căn cứ theo Thông tư 27/2015/TT-BTNMT.
- Đối với những dự án có tính chất đặc thù như xử lý dòng thải, rác thải,... thì số lượng chuyên đề được tính thêm phải phù hợp với tính chất của dự án đó, trong đó có tư vấn và đề xuất giải pháp xử lý chất thải.
- Về các chi phí khảo sát, lấy mẫu thí nghiệm, giám sát môi trường và nhiều phụ phí (văn phòng, đi lại,…) được tính toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
Báo cáo dịch vụ đánh giá tác động môi trường ĐTM thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đơn vị cung cấp dịch vụ báo cáo đánh giá tác động môi trường và chủ đầu tư dự án cần phải thực hiện dự toán theo nội dung và phương pháp xác định theo quy định của pháp luật. Theo đó, giá trị dự toán được lập không vượt quá giá trị trần được quy định tại phụ lục đính kèm với quyết định theo pháp luật.
Trường hợp dự án mở rộng quy mô, nâng cao công suất hoặc có thay đổi về công nghệ của dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động mà thuộc đối tượng cần lập thủ tục hành chính về môi trường thì phải tiến hành lập mới thủ tục hành chính về môi trường cho phần dự án/cơ sở đang hoạt động cộng với phần mở rộng, nâng công suất của dự án đã triển khai thêm.
Thực hiện đánh giá tác động môi trường một cách khoa học và hiệu quả sẽ góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của các dự án đầu tư. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn môi trường và lập báo cáo ĐTM cho nhiều loại dự án khác nhau, Polygreen tự tin sẽ mang đến cho quý doanh nghiệp những dịch vụ chất lượng nhất. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Polygreen, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé.
- Bể Aerotank Là Gì? (17.11.2023)
- Nâng Cấp Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải (14.11.2023)
- Các Loại Vi Sinh Xử Lý Nước Thải (10.11.2023)
- Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Keo Tụ (09.11.2023)
- Các Loại Bể Xử Lý Nước Thải (01.11.2023)
- Bể Anoxic Là Gì (31.10.2023)
- Chỉ Số TSS Là Gì (31.10.2023)
- Chỉ Số BOD COD Là Gì (25.10.2023)