Chỉ số TSS ảnh hưởng đến độ trong suốt và màu sắc của nước thải. Đồng thời, hàm lượng TSS tồn tại trong nước sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả của hệ thống xử lý dòng thải. Cụ thể TSS là gì? Đo hàm lượng TSS trong nước thải như thế nào? Những thông tin này sẽ được Polygreen đơn vị tư vấn môi trường tổng hợp và chia sẻ trong bài viết sau đây.
Chỉ tiêu nước thải TSS là gì?
TSS được viết tắt từ cụm từ Total Suspended Solids, nghĩa là tổng chất rắn lơ lửng. Ban đầu, chỉ tiêu này được gọi là Non – Filterable Residue (NFR) – Dư lượng chất không thể lọc. Sau này, để phù hợp với đa lĩnh vực khoa học, NFR được đổi qua tên gọi TSS. Vậy COD TSS là gì trong xử lý nước thải?
TSS là tổng trọng lượng của các hạt lơ lửng không hòa tan có kích thước lớn hơn 2 micron tồn tại trong cột nước. Những hạt này có thể là hạt vô cơ hoặc hữu cơ và đều có điểm chung là không thể trộn lẫn trong nước thải. Chỉ sốTSS còn là một trong những thông số thể hiện chất lượng nước.
Ngoài ra, chỉ số TSS còn liên quan đặc biệt tới COD. Hầu hết tất cả COD đều được sinh ra từ TSS (một loại chất rắn có thể hòa tan) hoặc bùn (loại chất rắn không hòa tan). Thêm các chất hóa học như PAC và Polytetsu vào nước để liên kết hạt tạo thành các khối lớn rơi xuống và lắng xuống đát để xử lý các chất rắn không hòa tan.
Nguyên nhân khiến trong nước có chứa các chất rắn lơ lửng có thể đến từ xói mòn, sạt lở hoặc từ những hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người. Những chất kết tủa từ hóa học cũng được coi là một dạng TSS tồn tại trong dòng thải. Ngoài ra, mọi vật trôi nổi có trong nước như phù sa, cát, trầm tích, tảo,... cũng được tính là chất rắn lơ lửng TSS.
Hàm lượng chất này thường được đo bằng máy đo TSS để đo lường độ đục của dòng thải. Bên cạnh việc sử dụng máy để đo độ đục, ta cũng có thể đánh giá sơ bộ hàm lượng TSS là gì bằng mắt thường vì nước thải càng có nhiều chất TSS thì nước càng đục.
Ý nghĩa của chỉ số TSS là gì?
Thông số TSS được dùng để xác định, đánh giá chất lượng nước thải để tìm ra các giải pháp xử lý dòng thải tốt nhất. Khi chỉ số TSS tồn tại trong nước vượt ngưỡng cho phép đồng nghĩa với hàm lượng các chất rắn lơ lửng có trong nước tồn tại ở mức rất cao. Những chất rắn này nếu không được xử lý đúng cách sẽ tác động xấu đến môi trường nước của chúng ta.
Bên cạnh việc biết được chỉ tiêu chất rắn lơ lửng, bạn cũng cần hiểu rõ về ý nghĩa thông số TSS là gì. Bởi vì khi nồng độ TSS tồn tại quá lớn sẽ làm tăng nhiệt độ nước và gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các sinh vật dưới nước như:
- Ảnh hưởng đến nhiều loài thủy sản đặc biệt là loài cá, sẽ giảm khả năng nhìn của cá, giảm khả năng sinh sản cũng như tắc nghẽn mang cá.
- Cản trở quá trình quang hợp của nhiều thực vật dưới nước, khiến lượng oxy giảm sút và ảnh hưởng đến sự cân bằng của cả hệ sinh thái khu vực xung quanh.
Những tác hại khi thông số TSS quá cao
Hàm lượng TSS là gì? Là một chỉ tiêu quan trọng trong xử lý nước thải. Chỉ số TSS cao cho thấy nước thải có chứa nhiều chất rắn lơ lửng, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Do đó, ngoài việc nắm rõ chất TSS là gì, thì cũng cần chú ý đến thông số TSS. Khi chỉ số này quá cao sẽ gây ra những tác hại sau:
- Các chất TSS dễ phân hủy sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan có trong nước. Khi đó, quá trình phân giải yếm khí sẽ diễn ra và tạo ra các chất khí gây mùi như H2S, CH4, CO2,...
- Nhiệt độ nước tăng khiến môi trường sống vi sinh vật, động vật thủy sinh bị ảnh hưởng.
- Thông số TSS cao quá mức có thể làm giảm sức đề kháng, khả năng sinh sản của thủy hải sản.
- Làm chậm sự phát triển của hệ sinh thái thủy sinh như giảm khả năng sinh sản.
- Chất TSS sẽ gây biến đổi định hình tại khu vực xả thải nếu liên tục tiếp nhận nồng độ TSS quá cao trong thời gian dài.
- Suy giảm khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh làm ảnh hưởng đến quá trình tạo oxy tự nhiên.
Cách đo lường chỉ số TSS
Việc đo lường chỉ số TSS giúp đánh giá chất lượng nước thải, hiệu quả của quá trình xử lý dòng thải. Để xác định chỉ số tổng chất rắn lơ lửng TSS là gì, ta dựa vào công thức sau:
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) = Chất rắn tổng cộng – Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
Xem thêm: Chỉ số COD BOD là gì trong xử lý nước thải
Chuẩn bị dụng cụ để xác định chỉ số TSS
Việc đo lường hàm lượng TSS trong nước sẽ giúp xác định mức độ ô nhiễm của nước thải. Từ đó, chủ đầu tư dự án, cơ sở có thể thực hiện việc điều chỉnh hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo sự hiệu quả của quá trình xử lý. Để xác định lượng TSS tồn tại trong nước thải, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
- Cốc sứ hoặc cốc được làm từ các vật liệu như thủy tinh có hàm lượng silicat cao, platin.
- Tủ nung có nhiệt độ 500 độ C (±50 độ C).
- Bếp nung cách thủy.
- Bình hút ẩm (chứa chất hút ẩm chỉ thị màu với nhiều mức độ độ ẩm khác nhau).
- Tủ sấy có nhiệt độ 103 độ C - 105 độ C.
- Cân phân tích (chính xác đến từng 0,1mg).
- Bộ lọc chân không.
- Giấy lọc thủy tinh.
Các bước tiến hành đo lường chỉ số TSS là gì?
Bước 1: Chuẩn bị cốc
Làm khô cốc ở nhiệt độ từ 103 – 105 độ C trong vòng một giờ. Nếu dùng cốc để xác định cả chất rắn bay hơi, thì cần nung cốc trong tủ nung với nhiệt độ 500 độ C (±50 độ C) trong một giờ. Sau đó, làm nguội cốc trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong 60 phút. Lúc này ta cân cốc được khối lượng a (mg).
Bước 2: Phân tích mẫu
- Xác định chất rắn tổng cộng: Chọn thể tích mẫu sao cho khối lượng nằm trong từ 2,5 – 200mg. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 105 độ C đến khối lượng không đổi. Sau đó, làm nguội mẫu trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong một tiếng. Cân khối lượng mẫu, ta được b (mg).
- Xác định chất rắn bay hơi: Thực hiện tương tự các bước xác định chất rắn tổng cộng, cân khối lượng ta sẽ được c (mg).
Bước 3: Tính toán tổng lượng chất rắn lơ lửng
Làm khô giấy lọc thủy tinh ở nhiệt độ 103 độ C - 105 độ C trong 60 phút. Sau đó, tiến hành làm nguội trong bình hút ẩm. Lấy mẫu cần xác định TSS xáo trộn đều qua giấy lọc. Làm bay hơi nước trong tủ sấy đến khối lượng không đổi và làm nguội giấy. Cân giấy lọc, ta có được d (mg).
Để tính tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS trong nước thải, ta cần thực hiện các công thức sau theo đơn vị đo TSS (mg/l):
- Chất rắn tổng cộng (mg/l) = [(b-a)×1000]/V (ml).
- Chất rắn bay hơi (mg/l) = [(c-b)×1000]/V (ml).
- Chất rắn lơ lửng (mg/l) = [(d-c)×1000]/V (ml).
Ngoài phương pháp tính toán trên, bạn có thể đo TSS bằng máy để có được thông số chính xác và nhanh chóng hơn.
Các cách xử lý tổng chất rắn lơ lửng TSS
Có nhiều cách xử lý nước thải có chỉ số TSS cao, tùy thuộc vào thành phần và nồng độ TSS tồn tại trong nước mà có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp xử lý tổng chất rắn lơ lửng TSS.
Xử lý thông số TSS bằng phương pháp lắng
Quá trình lắng sẽ được lọc cơ học trong ao lắng nhờ vào dòng chảy liên tục của nước. Ở phần đầu vào, nước thải sẽ chảy về trước theo cùng một hướng. Hiện tượng lắng sẽ xảy ra trong khu vực lắng khi dòng thải chảy về phần đầu ra. Nước thải tại đây sẽ được tác cặn và tiếp tục chảy đến khu vực đầu ra. Các chất rắn lắng đọng dưới đáy lúc này sẽ đọng lại ở vùng nén bùn. Hãy sử dụng và lắp đặt Modul xử lý nước thải nhanh chóng để có thể xử lý hết các phần nước thải tồn đọng lại.
Xử lý chỉ số TSS bằng phương pháp keo tụ
Phương pháp keo tụ – tạo bông được đánh giá phù hợp để xử lý các chất rắn lơ lửng một cách hiệu quả. Tại bể lắng, sẽ có một số chất rắn không thể lắng một cách tự nhiên. Điều này dẫn đến tình trạng nổi cặn ở đầu ra.
Chính vì vậy, người ta thường thêm chất keo tụ vào nước để cải thiện hiệu quả quá trình tách cặn bùn. Các chất PAC, phèn nhôm,... sẽ có công dụng liên kết các chất TSS, khiến chúng đủ nặng để tách ra khỏi dòng nước. Tạo bông sẽ là quá trình kết hợp các hạt keo tụ thành bông cặn lớn để phân giải bằng phương pháp hóa học.
Xử lý TSS bằng vi sinh vật
Phương pháp xử lý TSS cũng có thể thực hiện thông qua các chủng vi sinh vật. Khi vi khuẩn được thêm vào, chúng sẽ nhanh chóng tổng hợp chất hữu cơ để phát triển và thực hiện phân bào. Phương pháp này cho phép vi sinh vật sinh trưởng nhanh chóng và làm giảm đáng kể hàm lượng TSS tồn tại trong dòng thải một cách hiệu quả. Ngoài chỉ số TSS ra, còn một số các chỉ số như là AAO, MBBR, SBR... cũng là các chỉ số cần thiết để đo trong quá trình xử lý nước thải.
Hy vọng những chia sẻ trên đây từ Polygreen đã phần nào giúp bạn hiểu được chỉ số TSS là gì và để tìm ra phương pháp cải tạo hệ thống xử lý nước thải phù hợp nhất. Việc kiểm soát TSS sẽ góp phần bảo vệ nguồn nước và môi trường xung quanh hiệu quả. Nếu bạn đang muốn lắp đặt hệ thống xử lý dòng thải nói chung và xử lý TSS nói riêng cho hiệu suất cao, hãy liên hệ ngay với Polygreen để được tư vấn các phương án phù hợp.
- Chỉ Số BOD COD Là Gì (25.10.2023)
- Công Nghệ Xử Lý Nước Thải SBR (15.10.2023)
- Công nghệ AAO MBBR (13.10.2023)
- Mẫu Giấy Xác Nhận Đăng Ký Môi Trường (12.10.2023)
- Quy định biểu mức thu phí cấp giấy phép môi trường năm 2024 (10.10.2023)
- Cách Tính Lưu Lượng Nước Thải Sinh Hoạt (01.10.2023)
- Quy Chuẩn Nước Thải Sinh Hoạt (30.09.2023)
- Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp (29.09.2023)