Bảo vệ tài nguyên nước đã trở thành một trong những vấn đề cấp bách và đầy thách thức trong thời đại ngày nay. Để bảo vệ môi trường nước cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc ban hành và áp dụng quy chuẩn nước thải sinh hoạt đang trở nên vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, Polygreen sẽ cập nhật những tiêu chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt theo quy định mới nhất của pháp luật.
Quy chuẩn về nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt là lượng nước phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người. Tại các khu vực có mật độ dân cư sinh sống cao như tại các khu đô thị, khu dân cư hay tòa nhà chung cư, nếu nước thải sinh hoạt không được xử lý mà xả trực tiếp dòng nước ra môi trường sẽ gây ô nhiễm.
Ngoài ra, nước thải này còn có nguồn gốc từ các hoạt động trong khu công nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại,... Dòng thải sinh hoạt còn bao gồm nước thải nông nghiệp và nước mưa. Hầu hết, lượng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đều có màu xám và màu đen với mùi hôi đặc trưng.
Chính vì thế vậy, để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường, nhà nước đã ban hành tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt sau xử lý nhằm kiểm soát lưu lượng và thông số ô nhiễm tồn tại trong dòng thải.
Theo đó, quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt là văn bản pháp luật quy định về chất lượng nước thải trước khi xả thải ra môi trường ngoài. Bởi vì trong dòng thải có thể chứa các chất hữu cơ, vi sinh vật, chất hóa học khó phân hủy và vô cùng độc hại.
Các nguồn nước sinh hoạt hiện nay
Tại Việt Nam, người dân sử dụng nước từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho mục đích sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, có 4 nguồn nước sinh hoạt chính đang được sử dụng phổ biến, bao gồm:
Nước máy
Đây là nguồn nước được sử dụng rộng rãi tại các khu đô thị và thành phố lớn. Cụ thể, nước từ sông suối hoặc nước ngầm sẽ được xử lý, khử trùng tại nhà máy trước khi cung cấp đến từng hộ gia đình.
Nước ngầm
Nước dưới đất hay nước ngầm là nguồn nước nằm sâu dưới lòng đất, thường được tích tụ từ nước mặt, nước sông hồ, nước mưa,... Tuy nhiên, nguồn nước này rất dễ bị ô nhiễm bởi quá trình khai thác, sinh hoạt hay sản xuất. Do đó, nước ngầm cần được kiểm tra và xử lý trước khi đưa vào sử dụng.
Nước giếng khoan, giếng đào
Một số người dân sử dụng nước từ giếng khoan để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước này thường được khai thác từ các mạch nước ngầm, bên dưới các tầng địa chất nên chứa nhiều khoáng chất. Thế nhưng, nước giếng cũng tiềm ẩn nguy cơ chứa phèn, kim loại nặng có khả năng gây hại cho sức khỏe con người.
Nước mưa
Nước mưa là nguồn nước tự nhiên, thường được sử dụng rộng rãi tại các khu vực nông thôn. Để sử dụng, người dân sẽ lưu trữ nước mưa bằng chum, vại hay lu nước,... nhằm phục vụ cho đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, chất lượng nước mưa không được đảm bảo do tình trạng ô nhiễm không khí hay bị nhiễm bẩn trong quá trình lưu trữ.
Nội dung quy chuẩn về nước thải sinh hoạt mới nhất
Nước thải sinh hoạt áp dụng quy chuẩn nào sẽ tùy thuộc vào từng đơn vị mà giấy phép xả thải và đánh giá tác động môi trường có sự khác nhau. Thông thường, chất lượng nước thải sinh hoạt phải đáp ứng được một trong hai quy chuẩn về nước thải sinh hoạt cụ thể như sau:
- Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT: Đây là tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt đang được áp dụng trong thời điểm hiện tại.
- Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn này đang được áp dụng cho nước thải công nghiệp.
Như vậy, tùy ngành nghề cụ thể mà các cơ sở, đơn vị trong khu công nghiệp, khu đô thị, nhà hàng, khách sạn,... sẽ phải đăng ký tiêu chuẩn thoát nước thải sinh hoạt theo QCVN 40:2011/BTNMT hoặc QCVN 14:2008/BTNMT dựa trên quy định của pháp luật.
> Xem thêm: Nội dung về quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất 2023
Phạm vi điều chỉnh quy chuẩn nước thải sinh hoạt
- Các tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải sinh hoạt sẽ quy định giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm trong nước thải được phép tồn tại trước khi xả thải ra môi trường.
- Quy chuẩn nước thải sinh hoạt sẽ không áp dụng với dòng thải đã được đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đối tượng áp dụng quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt
Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT chỉ áp dụng cho nước thải đô thị và nước thải sinh hoạt. Chính vì thế, tất cả cơ sở, tổ chức liên quan đến hoạt động xả thải đều phải tuân thủ theo tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt mới nhất. Đối tượng áp dụng quy chuẩn này bao gồm khách sạn, nhà hàng, chung cư, khu dân cư,...
Tuy nhiên, dòng thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình có lưu lượng nhỏ hơn 5m3/ngày đêm sẽ không cần áp dụng quy chuẩn 14 nước thải sinh hoạt. Với nước thải sinh hoạt có nguồn gốc từ cơ sở kinh doanh, sản xuất hòa chung với nước thải công nghiệp sẽ phải áp dụng tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp.
Chỉ tiêu nước thải để đáp ứng tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt
Việc đảm bảo việc chất lượng dòng thải đáp ứng được quy chuẩn nước thải sinh hoạt mới nhất, đòi hỏi quá trình nghiên cứu, phân tích và điều chỉnh nhiều chỉ tiêu khác nhau. Trong số 11 chỉ tiêu được quy định tại QCVN 14:2008/BTNMT, có một số chỉ tiêu quan trọng như:
- Độ pH: Đây là một trong những chỉ tiêu dễ đo và rất ít bị vượt mức cho phép khi phân tích nước thải.
- BOD: Chỉ tiêu BOD thể hiện nồng độ chất hữu cơ tồn tại trong nước thải. Thông số này được xử lý bằng quá trình phân hủy hiếu khí trong các bể Aerotank, MBBR, SBR,..
- Tổng chất rắn hòa tan, chất rắn lơ lửng: Các chất này sẽ khi xử lý sẽ kết tủa, tạo thành những bông bùn lắng xuống đáy và tách khỏi dòng thải.
Thông số ô nhiễm môi trường tối đa cho phép có trong nước thải sinh hoạt
Giá trị về thông số gây ô nhiễm môi trường tối đa được phép có trong nước thải sinh hoạt không được vượt quá giá trị Cmax theo công thức sau:
Cmax = C * K
Trong đó:
- Cmax: Nồng độ tối đa được cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (Đơn vị: mg/l)
- C: Giá trị về thông số gây ô nhiễm môi trường.
- K: Hệ số tính quy mô và loại hình cơ sở.
Thông số | Đơn vị | Giá trị C | |
A | B | ||
pH | - | 5 - 9 | 5 - 9 |
BOD5 (200C) | mg/l | 30 | 50 |
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 | 100 |
Tổng chất rắn hòa tan | mg/l | 500 | 1000 |
Sunfua (tính theo H2S) | mg/l | 1.0 | 4.0 |
Amoni (tính theo N) | mg/l | 5 | 10 |
Nitrat NO3- (tính theo N) | mg/l | 30 | 50 |
Dầu mỡ động, thực vật | mg/l | 10 | 20 |
Tổng các chất hoạt động bề mặt | mg/l | 5 | 10 |
Photphat PO4, PO3- (tính theo P) | mg/l | 6 | 10 |
Tổng Coliforms | MPN/100ml | 3000 | 5000 |
Trong đó:
- Cột A: Đây là giá trị C thông số gây ô nhiễm tối đa cho phép tồn tại trong dòng thải khi xả vào các nguồn nước được dùng để làm nước sinh hoạt.
- Cột B: Đây là giá trị C thông số gây ô nhiễm tối đa cho phép tồn tại trong dòng thải khi xả vào các nguồn nước không được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Loại hình cơ sở | Quy mô cơ sở | Giá trị hệ số K |
Nhà nghỉ, khách sạn | Trên 50 phòng hoặc được xếp hạng 3 sao trở lên | 1,0 |
Dưới 50 phòng | 1,2 | |
Cơ quan, văn phòng, cơ sở nghiên cứu, trường học | >= 10.000m2 | 1,0 |
<10.000m2 | 1,2 | |
Cửa hàng, siêu thị | >=5.000m2 | 1,0 |
<5.000m2 | 1,2 | |
Chợ | >=1.500m2 | 1,0 |
<1.500m2 | 1,2 | |
Nhà hàng, cửa hàng thực phẩm | >=500m2 | 1,0 |
<500m2 | 1,2 | |
Cơ sở sản xuất, doanh trại lực lượng vũ trang | >500 người | 1,0 |
<500 người | 1,2 | |
Chung cư, khu dân cư | >50 căn hộ | 1,0 |
< 50 căn hộ | 1,2 |
Lưu ý vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn
Để đảm bảo hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hoạt động hiệu quả và đạt tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra định kỳ lượng bùn vi sinh có trong hệ thống xử lý nước thải.
- Khống chế các thông số đầu vào những chất ô nhiễm như dầu mỡ, xà phòng trước khi đưa vào xử lý.
- Bổ sung các hóa chất khử trùng định kỳ và thường xuyên để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải.
- Kiểm tra thông số DO trong bể hiếu khí và thiếu khí định kỳ bởi vì DO là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phân hủy sinh học.
- Kiểm tra quá trình tuần hoàn bùn, tuần hoàn nước, bể lắng để hạn chế tình trạng nổi bùn.
- Xả bùn khi có bùn dư để không ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình xử lý.
Việc tuân thủ quy chuẩn nước thải sinh hoạt sẽ góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Hy vọng qua những thông tin hữu ích được chia sẻ trên đây, mỗi tổ chức, doanh nghiệp cũng như cá nhân sẽ có ý thức và thực hiện đúng các tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Nếu doanh nghiệp/tổ chức đang tìm kiếm các giải pháp về môi trường, hãy liên hệ với Polygreen để được tư vấn nhanh chóng và hỗ trợ tốt nhất.
- Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp (29.09.2023)
- Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp (27.09.2023)
- Xử Lý Nước Thải Xi Mạ (27.09.2023)
- Quy Chuẩn Nước Thải Công Nghiệp (25.09.2023)
- Các Loại Giấy Phép Môi Trường (13.09.2023)
- Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm (24.08.2023)
- Xử Lý Nước Cấp Sinh Hoạt (24.08.2023)
- Xử Lý Nước Thải Mực In (18.08.2023)