Việc xử lý nước thải từ các quá trình sản xuất và công nghiệp đang trở thành một thách thức không chỉ về môi trường mà còn về liên quan đến sự bền vững của doanh nghiệp. Trong bài viết này, Polygreen sẽ giới thiệu chi tiết về quy trình hệ thống công nghệ xử lý nước thải công nghiệp, bao gồm các phương pháp xử lý nước thải, công nghệ tiên tiến, và những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực này
Top 5 công nghệ xử lý nước thải công nghiệp tối ưu nhất
Trong quy trình xử lý nước thải công nghiệp, việc ứng dụng công nghệ cao và phù hợp giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và xử lý triệt để các chất thải. Dưới đây, Polygreen sẽ giới thiệu những công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp được áp dụng nhiều nhất 2023.
Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp AO
Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp AO hay còn gọi là công nghệ sinh học yếm khí – thiếu khí – hiếu khí. Công nghệ này hoạt động theo nguyên lý sử dụng hoạt động sống của các vi sinh vật nhằm xử lý và chuyển hóa những chất ô nhiễm trong nước thải. Trong đó, quy trình công nghệ AO xử lý nước thải có 3 bước, tùy thuộc vào tính chất nước thải có thể sử dụng 1, 2 hoặc cả 3 bước, cụ thể như sau:
- Bước xử lý 1: Yếm khí (A) có chức năng xử lý tải lượng COD, BOD và Photpho cao.
- Bước xử lý 2: Thiếu khí (A) thực hiện xử lý nitơ, một lượng nhỏ BOD và COD.
- Bước xử lý 3: Hiếu khí (O) thực hiện việc xử lý phần BOD còn lại và chuyển hóa nitơ.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải công nghiệp AO
- Công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp AO là công nghệ truyền thống được sử dụng vô cùng phổ biến, vận hành dễ dàng và có thể tự động hóa.
- Công nghệ xử lý tốt BOD, COD, Nitơ và Photpho.
- Xử lý hiệu quả nước thải có nồng độ và lượng ô nhiễm hữu cơ cao, hạn chế tối đa bùn thải.
Nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải công nghiệp AO
- Công nghệ sử dụng các vi sinh vật sống để xử lý những chất ô nhiễm trong nước thải. Tuy nhiên, chúng khá nhạy cảm với nhiệt độ, SS, kim loại nặng, pH và những chất độc khác khiến cho việc xử lý nước thải không được triệt để.
- Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp ứng dụng công nghệ AO cần diện tích thi công khá lớn.
Phạm vi ứng dụng công nghệ xử lý AO trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Công nghệ ứng dụng phổ biến cho những nước thải chứa các thành phần BOD, COD và Nitơ có hàm lượng cao được điều chỉnh về mức trung bình. Bên cạnh đó, những công trình xử lý chất thải công nghiệp có công suất từ nhỏ đến lớn đều có thể sử dụng công nghệ AO.
Công nghệ xử lý nước thải hóa lý
Hiện nay, nhiều công ty xử lý nước thải công nghiệp ứng dụng công nghệ xử lý nước thải hóa lý. Cơ chế hoạt động của công nghệ này dựa trên những phản ứng hóa học và quá trình lý hóa diễn ra giữa chất ô nhiễm và hóa chất xử lý nước thải công nghiệp. Trong đó, các phản ứng hóa học diễn ra bao gồm oxy hóa, tạo chất kết tủa và phân hủy những chất độc hại với các phương pháp oxy hóa, trung hòa và keo tụ. Về đặc điểm của công nghệ xử lý hóa lý, nước thải lần lượt di chuyển qua các bể keo tụ, tạo bông, bể lắng và bể tuyển nổi được xử lý hiệu quả.
- Bể keo tụ, tạo bông: Tại đây, các hóa chất keo tụ và tạo bông được châm vào bể với nồng độ và liều lượng phù hợp để tạo phản ứng với các chất trong nước thải. Tác dụng của việc này là giúp cho kết cấu của các hạt keo trong nước thải không còn ổn định và kết tụ chúng thành những bông cặn lớn.
- Bể lắng: Những cặn bông được tách ra khỏi nước tại bể lắng theo nguyên lý lắng trọng lực. Phần bùn lắng trong hố được bơm đưa về hệ thống xử lý bùn và nước còn lại được chuyển qua bể xử lý tiếp theo.
- Bể tuyển nổi: Nước được tách từ bể lắng được chuyển về bể này để tiếp tục tách loại bỏ những chất rắn hòa tan. Sau đó, những hạt bùn lắng xuống đáy và chảy vào bể chứa bùn.
Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp hóa lý loại bỏ chất rắn hòa tan
Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hóa lý
- Công nghệ giúp loại bỏ một lượng lớn các chất rắn lơ lửng, Nitơ, Photpho, vi sinh vật và kim loại nặng ra khỏi nước thải.
- Đặc biệt, công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả những chất ô nhiễm dạng keo kích thước nhỏ trong nước thải.
Nhược điểm của công nghệ xử lý hóa lý
Mô hình xử lý nước thải công nghiệp ứng dụng công nghệ hóa lý giúp loại bỏ các kim loại nặng và chất độc hại. Tuy nhiên, phần bùn lắng đọng tương đối nhiều, do đó cần thêm nhiều giai đoạn xử lý bùn phía sau. Hơn nữa, công nghệ này cũng tiêu tốn rất nhiều hóa chất cho quá trình kết tụ cặn và tách nước của các chất độc hại trong nước thải.
Phạm vi ứng dụng công nghệ xử lý hóa lý
Công nghệ hóa lý xử lý tốt nước thải chứa nhiều chất trơ, chất ô nhiễm vô cơ khó xử lý trong giai đoạn xử lý sinh học. Do đó, công nghệ hóa lý thường được sử dụng trước và sau giai đoạn xử lý sinh học cũng như hoạt động trong các hệ thống có công suất từ nhỏ đến lớn.
Công nghệ xử lý sinh học với giá thể di động MBBR
MBBR được viết tắt từ cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor là công nghệ có sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí. Công nghệ này sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh vật bám vào có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải công nghiệp.
Ưu điểm của công nghệ MBBR
- Diện tích xây dựng công nghệ xử lý sinh học với giá thể di động MBBR không lớn.
- Thời gian lưu nước của công nghệ ít hơn so với xử lý AO truyền thống.
Nhược điểm của công nghệ MBBR
Đặc điểm công nghệ MBBR cần sử dụng các giá thể để vi sinh vật bám vào sinh trưởng và phát triển. Do đó, hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp ứng dụng công nghệ này sẽ phát sinh nhiều chi phí cho giá thể và cần phải bảo trì thường xuyên.
Phạm vi ứng dụng của công nghệ MBBR trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Công nghệ xử lý sinh học với giá thể di động MBBR thường được sử dụng cho những loại nước thải có chất ô nhiễm hữu cơ có thể xử lý phân hủy sinh học.
Công nghệ xử lý sinh học màng MBR xử lý nước thải công nghiệp
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp ứng dụng công nghệ MBR sử dụng kết hợp màng sinh học MBR và bể lắng bùn hoạt tính lơ lửng Aerotank. Trong đó, khí được cung cấp liên tục vào bể Aerotank để nuôi sống các vi sinh vật và xử lý những chất hữu cơ. Các chất hữu cơ và bùn sinh ra trong quá trình này được giữ lại nhờ cơ chế hoạt động của màng sinh học MBR.
Ưu điểm công nghệ xử lý sinh học màng MBR
- Công nghệ sử dụng kết hợp vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ và màn lọc vật lý MBR giúp quá trình xử lý nước thải đạt hiệu quả cao.
- Hiệu suất khử chất rắn lơ lửng và vi sinh vật cấp độ cao. Do đó, chất lượng đầu ra được đánh giá khá tốt, đáp ứng được quy chuẩn nước thải công nghiệp.
- Có thể tái sử dụng nước đã được xử lý.
- Thiết kế lắp đăt modul xử lý nước thải hiệu quả giúp hạn chế nguy cơ tắc nghẽn trong quá trình vận hành.
- Màng sinh học MBR có cấu tạo phần thân được phủ lớp polymer giảm thiểu sự hư hỏng do tác động của chất tẩy rửa chlorine.
- Chi phí xử lý nước thải công nghiệp tiết kiệm, không tiêu thụ nhiều điện năng và ít bùn dư.
- Quá trình bảo dưỡng, bảo trì dễ dàng và thuận tiện.
Nhược điểm công nghệ xử lý sinh học màng MBR
Công nghệ sử dụng màng lọc MBR sau thời gian sử dụng có thể xuất hiện tình trạng tắc màng, trong khi đó chi phí đầu tư và thay mới màng khá cao.
Phạm vi ứng dụng công nghệ xử lý sinh học màng MBR
Ứng dụng công nghệ xử lý sinh học màng MBR phù hợp cho các công trình có diện tích nhỏ gọn, công suất trung bình và cần tái sử dụng nước đã xử lý. Chính vì vậy, công nghệ này được sử dụng phổ biến cho xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị và công nghiệp trong một số nhóm ngành.
Công nghệ xử lý sinh học theo mẻ SBR/ ASBR
Công nghệ SBR/ ASBR ứng dụng vi sinh vật để phân hủy những chất hữu cơ trong nước thải và được xử lý theo mẻ. Trong đó, toàn bộ quá trình xử lý sinh học này chỉ diễn ra trong cùng một bể.
Ưu điểm công nghệ xử lý sinh học theo mẻ SBR/ ASBR
- Hệ thống vận hành của công nghệ này hoàn toàn tự động.
- Không sử dụng quá nhiều thiết bị trong bể lắng và không cần lưu lại bùn.
Nhược điểm công nghệ xử lý sinh học theo mẻ SBR/ ASBR
- Yêu cầu lắp đặt công nghệ SBR/ ASBR cần bể hở nên không phù hợp với những công trình làm chìm toàn bộ.
- Mức tự động hóa của công nghệ cao gây khó khăn cho việc vận hành thủ công khi xảy ra sự cố trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp.
Phạm vi ứng dụng công nghệ xử lý sinh học theo mẻ SBR/ ASBR
Quy trình xử lý nước thải ứng dụng công nghệ SBR/ ASBR sử dụng phổ biến cho các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị hay khu công nghiệp quy mô lớn.
5 phương pháp xử lý nước thải công nghiệp tối ưu nhất
Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hiện nay đều mang lại hiệu quả tối ưu bởi những công nghệ xử lý tiên tiến và đạt hiệu suất cao. Dưới đây là 5 cách xử lý nước thải công nghiệp được ứng dụng phổ biến nhất.
Phương pháp hoá học xử lý nước thải công nghiệp
Phương pháp này sử dụng các chất hóa học tạo phản ứng để loại bỏ những tạp chất độc hại có trong nước thải công nghiệp. Đây là giải pháp có hiệu quả nhanh chóng, dễ quản lý và vận hành. Tuy nhiên, các chất hóa học cần sử dụng có giá thành cao và sinh ra những chất ô nhiễm thứ cấp khác trong quá trình xử lý nước thải.
Phạm vi sử dụng phương pháp này được áp dụng nhiều trong những nhà máy mạ crom, xi mạ kẽm, nhà máy sản xuất mực in, dệt nhuộm. Ngoài ra, những loại nước thải chứa nhiều tạp chất, chất bẩn và nồng độ axit cao có thể sử dụng biện pháp này. Dưới đây là 2 phương án xử lý nước thải công nghiệp của biện pháp hóa học có thể tham khảo gồm:
- Oxi hóa khử: Các chất độc hại trong nước thải như Clorat Canxi, Bicromat, Kali,... sẽ được chuyển hóa thành chất khác lành tính hơn nhờ phản ứng oxi hóa khử. Các chất này sau khi đã chuyển đổi tính chất được tách khỏi nước thải.
- Phương án trung hòa: Sử dụng kiềm, axit hoặc những vật liệu lọc axit để trung hòa và giảm tối đa mức độ ảnh hưởng đến môi trường khi đưa nước đã xử lý ra bên ngoài.
Phương pháp sinh học (phương pháp vi sinh xử lý nước thải công nghiệp)
Phương pháp vi sinh xử lý nước thải công nghiệp được sử dụng phổ biến cho các nhà máy sản xuất mì ăn liền, sữa, bia, chế biến cà phê. Đặc điểm nước thải từ những nơi này chứa nhiều chất hữu cơ có dạng keo, dung dịch hoặc huyền phù độc hại. Với phương pháp sinh học, các chất hữu cơ độc hại này được loại bỏ hiệu quả bằng việc sử dụng vi sinh vật. Các vi sinh vật có thể được bổ sung vào quá trình xử lý hoặc có sẵn trong nước xả, chúng sẽ tìm nguồn thức ăn chất hữu cơ và tiêu thụ. Hiện nay, phương pháp sinh học được áp dụng cho nhiều công nghệ xử lý nước thải như:
- Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp AAO
- Công nghệ xử lý nước thải bằng bèo tây hoặc tảo.
- Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp Johkasou.
Phương pháp cơ học
Phương pháp này hoạt động với cơ chế loại bỏ các hóa chất có kích thước và tỉ trọng lớn trong nước thải. Phạm vi ứng dụng của phương pháp này thường dùng những ngành công nghiệp sản sinh nước thải có thành phần kim loại nặng như: sản xuất giấy, sơn, xi mạ kẽm, xi mạ crom,... Cụ thể, quy trình xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học như sau:
- Sử dụng bể lắng để tách và loại bỏ thành phần chất lơ lửng trong nước thải.
- Dụng cụ lưới lọc hoặc song chắn rác được sử dụng nhằm lọc những chất không hòa tan, tạp chất rắn và rác có kích thước lớn có trong nước thải.
- Bể tách mỡ và bể thu dầu có nhiệm vụ tách các cặn nhẹ như mỡ, dầu,...
- Đối với những chất huyền phù, phân tán nhỏ sẽ được lọc và tách nước thông qua vật liệu lọc chuyên biệt, vải lọc hoặc lưới lọc.
Biện pháp xử lý nước thải công nghiệp hóa lý
Phương pháp hóa lý sử dụng những phản ứng hóa học và quá trình vật lý để loại bỏ bớt các hóa chất ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp tại bể lắng. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng phổ biến cho công nghệ xử lý nước thải công nghiệp keo tụ tạo bông và công nghệ trích ly pha lỏng.
- Công nghệ keo tụ tạo bông: Đây là công nghệ thường dùng để lọc nước thải chứa nhiều kim loại nặng, nhiễm dầu mỡ, có khả năng khử tốt các cặn lơ lửng và màu. Những nhà máy sử dụng phổ biến công nghệ này như: nhà máy sản xuất mực in, nhuộm, sơn,...
- Công nghệ trích ly pha lỏng: Công nghệ này được ứng dụng cho những loại nước thải công nghiệp có các thành phần axit hữu cơ, phenol và ion kim loại. Bởi vì chi phí thi công, vận hành công nghệ này khá đắt nên chỉ được áp dụng cho trường hợp nước thải có tỉ lệ chất bẩn từ 3 – 4g/l.
Phương pháp điện hóa xử lý chất thải công nghiệp
Đây là giải pháp xử lý nước thải công nghiệp kết hợp 2 dạng năng lượng hóa học và điện có tác dụng loại bỏ triệt để những chất độc hại trong nước thải. Phương pháp điện hóa đạt hiệu suất xử lý vô cùng cao, tuy nhiên để sử dụng cách này cần phải có kiến thức đầy đủ về công nghệ kỹ thuật và cách vận hành. Dưới đây là 2 công nghệ xử lý nước thải áp dụng phương pháp này gồm:
- Công nghệ keo tụ điện hóa: Công nghệ này có khả năng loại bỏ các chất thải hữu cơ khó phân hủy thường xuất hiện trong nước thải sinh ra từ nhà máy sản xuất dệt nhuộm, mực in hoặc giấy.
- Công nghệ Oxy hóa điện hóa: Công nghệ này giúp chuyển hóa các chất hữu cơ gây hại cho môi trường thành nước và CO2 bằng quá trình oxy hóa. Bên cạnh đó, các loại Anot như PbO2, SNO2 thường được dùng chung để hỗ trợ quá trình chuyển hóa đạt hiệu quả cao.
Tình trạng nước thải công nghiệp trong môi trường hiện nay
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh chóng, đặc biệt là nền kinh tế công nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Tuy nhiên, việc xuất hiện càng nhiều xí nghiệp sản xuất cùng với khối lượng sản xuất vô cùng lớn mỗi ngày dẫn đến các vấn đề về môi trường nghiêm trọng.
Thực trạng hiện nay, nhiều nhà máy thiếu trách nhiệm trong việc xử lý chất thải công nghiệp hiệu quả, khiến tình trạng ô nhiễm môi trường đạt mức báo động. Theo nguồn tin của Bộ Tài Nguyên Môi Trường cho hay, tổng lượng nước thải của các khu công nghiệp xả ra trên toàn quốc đạt 3.000.000 m3/ngày. Trong đó, nước thải chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra ao hồ, kênh rạch chiếm tới 70%.
Đặc điểm của nước thải công nghiệp chứa nhiều thành phần kim loại nặng với nồng độ ô nhiễm cực kỳ cao. Do đó, khi nước thải chưa được xử lý trực tiếp xả ra ngoài môi trường sẽ tác động xấu đến nhiều mặt như:
- Ô nhiễm môi trường: Nguồn nước bị ô nhiễm gây ra tình trạng sinh vật dưới nước bị đột biến gen hay chết hàng loạt do quá trình hấp thụ các hóa chất độc hại có trong nước thải.
- Thiệt hại kinh tế: Nước thải ngấm vào đất gây thiệt hại kinh tế nông nghiệp hay nguồn nước ô nhiễm nặng dẫn đến kinh tế ngành thủy hải sản, du lịch giảm sút trầm trọng. Điều này còn ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm của nhiều người, gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống xã hội và đời sống kinh tế.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Môi trường bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp dễ phát sinh những vi khuẩn gây bệnh hô hấp, truyền nhiễm, thậm chí là ung thư, đột biến gen. Điều này đã đe dọa đến sức khỏe con người và chất lượng sống giảm sút trầm trọng.
Các loại nước thải công nghiệp hiện nay
Nước thải ngành công nghiệp hiện nay có 3 loại phổ biến bao gồm: nước thải công nghiệp vô cơ, nước thải công nghiệp hữu cơ và nước thải sinh hoạt tại các khu công nghiệp. Đặc tính chung của những loại nước thải này là đều chứa các thành phần nguy hại môi trường với nồng độ ô nhiễm cao. Dưới đây là bảng liệt kê những chất gây ô nhiễm môi trường có trong một số ngành công nghiệp hiện nay ở nước ta.
Ngành công nghiệp | Chất gây ô nhiễm |
Khai thác mỏ | SS, axit, muối và kim loại |
Dệt may và da thuộc | BOD, sunfat, crom và chất rắn |
Hóa dầu và nhà máy lọc dầu | BOD, COD, phenol, crom và dầu khoáng |
Vi điện tử | Hóa chất hữu cơ và COD |
Sắt và thép | BOD, COD, kim loại, dầu, axit, phenol và xyanua |
Bột giấy và giấy | BOD, COD, hợp chất hữu cơ Clo và chất rắn |
Kim loại màu | SS và Flo |
Hóa chất | COD, kim loại nặng, SS, xyanua và hóa chất hữu cơ. |
Nước thải công nghiệp vô cơ
Nước thải công nghiệp vô cơ chứa nhiều chất lơ lửng, phát sinh chủ yếu trong quá trình sản xuất của ngành công nghiệp than, thép, khoáng sản, kim loại,... Đặc điểm của loại nước thải này tồn tại dưới dạng chất vô cơ, khoáng chất ở dạng hòa tan và không hòa tan. Nguyên nhân của điều này đến từ quá trình thanh lọc các khí thải ấm, đẩy bụi từ lò cao, lò nung cốc hay các nhà máy đốt rác, bùn,...
Do đó, nếu không thực hiện tốt việc xử lý nước thải vô cơ thì các chất hòa tan, xyanua, florua có trong nước thải trực tiếp đổ ra ngoài sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thông thường, bể xử lý nước thải công nghiệp vô cơ được bổ sung muối sắt, nhôm, chất keo tụ hoặc các loại polyme hữu cơ để tiến hành quá trình lắng cặn hiệu quả.
Nước thải công nghiệp hữu cơ
Nước thải công nghiệp hữu cơ sản sinh từ các ngành công nghiệp hóa chất hay những công trình hóa chất có quy mô lớn. Một số ngành công nghiệp hoạt động sản xuất sử dụng hóa chất như:
- Nhà máy sản xuất dược phẩm, thuốc nhuộm hữu cơ, mỹ phẩm, xà phòng,...
- Các nhà máy dệt, sản xuất giấy và xenlulo.
- Các nhà máy lên men, nhà máy bia.
- Các nhà máy lọc dầu, công nghiệp gia công kim loại.
Những ngành công nghiệp này sử dụng một lượng lớn các chất hữu cơ cho các phản ứng hóa học, tạo ra nước thải công nghiệp hữu cơ trong quá trình sản xuất. Trong đó, ngành dược phẩm sản sinh nước thải có nồng độ COD, BOD cực kỳ cao và những chất độc hại khó phân hủy. Chính vì vậy, phương pháp xử lý sơ bộ và xử lý sinh học được áp dụng phổ biến cho hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hữu cơ.
Nước thải sinh hoạt tại các khu công nghiệp
Nước thải sinh hoạt tại các khu công nghiệp chủ yếu đến từ những hoạt động của nhân viên trong quá trình làm việc. Đặc điểm của loại nước thải này chứa nhiều chất hữu cơ, cặn bã, vi trùng, vi khuẩn,... với nồng độ ô nhiễm cao. Vì vậy, tình trạng xả trực tiếp nước thải sinh hoạt đến từ các khu công nghiệp không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các nguồn nước ngầm và nước mặt ở xung quanh các khu công nghiệp cũng sẽ bị biến đổi tính chất.
- Hàm lượng lớn các chất hữu cơ trong nước thải xả ra ngoài khiến cho oxy trong nước bị sụt giảm ảnh hưởng xấu đến những loài thủy sinh. Đặc biệt, sức khỏe con người cũng bị đe dọa khi sử dụng nguồn nước này để nấu ăn hoặc tắm rửa.
- Hàm lượng Nitơ, Photpho có trong nước thải rất cao dẫn đến tình trạng đất đai phù dưỡng hóa. Điều này tạo điều kiện phát triển cho tảo biển, tác động xấu đến mùa màng cũng như chất lượng sống của người dân.
Quy trình hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tại Polygreen
Mô hình hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hiện nay khá đa dạng, ứng dụng linh hoạt các công nghệ xử lý hiện đại cùng với quy trình giám sát chặt chẽ. Để thiết kế hệ thống xử lý nước thải công nghiệp phù hợp cần phụ thuộc vào tính chất, nguồn gốc nước thải và chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sơ đồ xử lý nước thải công nghiệp của các ngành sản xuất đều thực hiện theo một quy trình cơ bản sau đây:
Bước 1: Sàng lọc nước thải xử lý nước thải công nghiệp
Trong sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, bước sàng lọc nước thải thực hiện nhiệm vụ loại bỏ những vật liệu rắn trong nước thải. Bởi vì, những chất rắn này có thể làm cho thiết bị xử lý nước thải công nghiệp khác bị hư hỏng và giảm hiệu suất làm việc của hệ thống. Thêm vào đó, điều này còn khiến cho chất lượng nước đầu ra sau khi xử lý không đạt tiêu chuẩn theo quy định về xử lý nước thải công nghiệp.
Bước 2: Lọc sơ cấp để tách chất rắn hữu cơ
Lọc sơ cấp được sử dụng phổ biến trong các nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp. Quá trình này đóng vai trò quan trọng trong quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp nhằm loại bỏ chất rắn khỏi nước thải trước khi xử lý sinh học.
Bước 3: Sục khí
Giai đoạn sục khí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình bùn hoạt tính hiệu quả. Hiện nay có 4 phương pháp sục khí được áp dụng rộng rãi cho ngành xử lý nước thải công nghiệp gồm:
- Sục khí tốc độ cao: Phương pháp sục khí này cần một lượng lớn oxy hóa để xử lý hiệu quả các chất ô nhiễm có trong nước thải và ổn định nồng độ BOD.
- Sục khí thông thường: Phương pháp sử dụng phổ biến cho những ngành công nghiệp hoạt động trong giai đoạn nội sinh. Mục đích của sục khí thông thường nhằm cân bằng nồng độ BOD và TSS có trong nước thải trước khi xả ra ngoài. Tuy nhiên, chi phí vận hành và lắp đặt của phương pháp này cao hơn so với sục khí tốc độ cao.
- Sục khí mở rộng: Phương pháp yêu cầu rất nhiều không khí cho quá trình oxy hóa được diễn ra dài hơn nhằm giảm mức BOD có trong nước thải. Cho nên, chi phí xây dựng thực hiện phương pháp này khá cao và mất nhiều thời gian.
- Sục khí từng bước/sục khí giảm dần: Phương pháp sử dụng một lượng lớn không khí cho quá trình oxy hóa cho những nước thải chứa chất thải tồn tại dưới dạng cô đặc. Tiếp theo, lượng oxy sẽ được giảm dần để cân bằng BOD có trong nước thải.
Bước 4: Lọc thứ cấp trong xử lý nước thải công nghiệp
Lọc thứ cấp thường diễn ra tại bể keo tụ và tạo bông được bổ sung các muối vô cơ, nhôm, sắc và polymer nhằm kết tụ các thành phần trong nước thải thành các cặn lớn. Những cặn lớn này sẽ được lọc và tách ra khỏi nước thải tiện lợi cho những bước xử lý tiếp theo.
Bước 5: Khử trùng trong xử lý nước thải công nghiệp
Giai đoạn khử trùng kết hợp đa dạng các phương pháp như các quá trình vật lý, phản ứng hóa học, sinh học hoặc tia cực tím (UV). Mục đích của việc này nhằm phá hủy các chất hữu cơ khó phân hủy có trong nước thải, giảm nồng độ TOC, cân bằng BOD và COD.
Bước 6: Loại bỏ chất rắn xử lý nước thải công nghiệp
Những chất rắn lơ lửng có trong nước thải được liên kết tạo thành những cặn lớn tại bước lọc thứ cấp và sơ cấp, giúp việc tách chất độc khỏi nước thải dễ dàng. Khi những cặn chất rắn đã được kết tụ sẽ được loại bỏ triệt để tại giai đoạn loại bỏ chất rắn.
Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết về công nghệ xử lý nước thải công nghiệp tiên tiến cùng với những phương pháp xử lý tối ưu nhất hiện nay. Polygreen là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải chất lượng cao và uy tín. Nếu doanh nghiệp của bạn cần tìm giải pháp xử lý chất thải công nghiệp hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
- Xử Lý Nước Thải Xi Mạ (27.09.2023)
- Quy Chuẩn Nước Thải Công Nghiệp (25.09.2023)
- Các Loại Giấy Phép Môi Trường (13.09.2023)
- Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm (24.08.2023)
- Xử Lý Nước Cấp Sinh Hoạt (24.08.2023)
- Xử Lý Nước Thải Mực In (18.08.2023)
- Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Đô Thị (18.08.2023)
- Hầm Biogas Trong Chăn Nuôi (18.08.2023)