Hệ thống xử lý nước thải Module hợp khối là một trong những giải pháp xử lý nước thải hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Hệ thống được tích hợp nhiều tính năng vượt trội giúp đảm bảo nước thải được xử lý một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả cao. Liên hệ tư vấn và thi công, lắp đặt module xử lý nước thải với công nghệ hiện đại, chi phí tối ưu tại công ty dịch vụ môi trường PolyGreen.
Tìm hiểu về hệ thống Module xử lý nước thải dạng hợp khối
Hệ thống xử lý nước thải hợp khối còn được gọi với những cái tên khác như bể hợp khối xử lý nước thải hoặc modul xử lý nước thải. Đây là một hệ thống bể lớn được chế tạo sẵn ở dạng container khép kín và phân chia nhiều ngăn bên trong hệ thống. Trong đó, mỗi ngăn sẽ đóng vai trò như một bể chứa hoặc đảm nhận một giai đoạn xử lý nước thải khác nhau.
Chính vì vậy, Modul xử lý nước thải được xem như một hệ thống xử lý nước thải thu nhỏ. Hệ thống này không chỉ giúp bảo vệ môi trường hiệu quả mà còn tiết kiệm được chi phí đầu tư và vận hành cho các chủ đầu tư.
Ưu – Nhược điểm khi lắp đặt module xử lý nước thải
Xử lý nước thải đúng cách luôn là một trong những vấn đề cần được chú trọng, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch,... Hiện nay, việc lắp đặt Modul xử lý nước thải được xem là giải pháp thông minh có thể thay thế cho nhiều hệ thống kiểu cũ khác nhờ những ưu điểm vượt trội như:
- Modul có cấu tạo nhỏ gọn giúp tiết kiệm diện tích, dễ dàng trong việc vận chuyển và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.
- Thiết kế linh hoạt có thể đặt nổi hoặc đặt ngầm dưới lòng đất.
- Bể có khả năng chịu được những tác động của thời tiết như nắng, mưa, gió,...
- Có khả năng chống ăn mòn hóa học, chống rò rỉ và chống được mùi hôi hiệu quả.
- Dễ dàng nâng cấp hệ thống bằng cách lắp đặt thêm Modul hoặc bổ sung giá thể để tăng công suất xử lý lên 20 – 30% so với bình thường.
- Các thiết bị được bọc kín hoàn toàn giúp hạn chế tiếng ồn cho hệ thống trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, Modul xử lý nước thải vẫn còn một vài hạn chế như:
- Hệ thống vận hành theo chế độ bán tự động nên luôn cần người vận hành kiểm tra định kỳ hàng ngày.
- Cần bảo trì định kỳ 3 – 5 năm/lần.
- Không đảm bảo với loại hình nước thải sản xuất.
Phân loại các loại nước thải
Các loại nước thải phổ biến
Hiện nay, dựa theo nguồn gốc phát sinh, nước thải được chia thành nhiều loại, trong đó 3 loại nước thải phổ biến nhất là:
- Nước thải sinh hoạt
Nguồn nước phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình, khu dân cư, trường học, cao ốc văn phòng, khách sạn, nhà hàng,...
- Nước thải công nghiệp
Nguồn nước phát sinh từ các hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, khai thác và chế biến lương thực – thực phẩm nông nghiệp. Lượng nước này phát sinh chủ yếu từ những khu công nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất, xí nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, tất cả nước thải sinh hoạt không xác định cũng được xem là loại nước thải công nghiệp.
- Nước thải y tế
Đây là nguồn nước được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm các hoạt động thăm khám, phẫu thuật, vệ sinh dụng cụ y tế, chăm sóc bệnh nhân và các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn khác.
Phân tích đặc trưng của từng loại nước thải
Loại nước thải | Đặc thù của nước thải | Quy chuẩn xả thải |
Nước thải sinh hoạt | Chất hữu cơ (BOD, COD), chất dinh dưỡng (N, P,..), vi sinh vật gây bệnh. | QCVN 14:2008/BTNMT |
Nước thải công nghiệp | Tùy thuộc vào loại hình sản xuất: ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng,… | QCVN 40:2011/BTNMT |
Nước thải y tế | Chất rắn lơ lửng, vi sinh vật gây bệnh, chất hữu cơ, chế phẩm thuốc,… | QCVN 28:2010/BTNMT |
Công nghệ được dùng để xử lý của các loại nước thải
Mỗi loại nước thải sẽ có các mức độ ô nhiễm khác nhau như ô nhiễm hữu cơ, vô cơ, chất rắn lơ lửng, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, quy trình xử lý trong các hệ thống xử lý nước thải vẫn có sự tương đồng, bao gồm các công nghệ chính sau đây:
- Xử lý cơ học: Loại bỏ rác thô, các chất không hòa tan hoặc cặn thô ra khỏi dòng nước thông qua các thiết bị chắn rác, vớt dầu, bể lắng cát,...
- Xử lý bằng phương pháp hóa lý: Loại bỏ các cặn lơ lửng có kích thước nhỏ, khó lắng đọng ra khỏi dòng nước bằng phương pháp bể keo tụ tạo bông,...
- Xử lý bằng phương pháp sinh học: Xử lý ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng,... dựa vào hoạt động của vi sinh vật qua bể UASB, bể Anoxic, bể Aerotank,...
- Khử trùng nước thải: Loại bỏ vi sinh vật gây bệnh còn sót lại ở bể khử trùng.
Quy trình cung cấp dịch vụ lắp đặt Module xử lý nước thải chuyên nghiệp tại PolyGreen
Công ty TNHH Dịch vụ Môi trường PolyGreen là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thi công lắp đặt và cải tạo hệ thống xử lý nước thải uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh việc thi công, lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới, PolyGreen cũng cung cấp các loại modul xử lý nước thải sinh hoạt, modul xử lý nước thải phòng khám và modul xử lý nước thải công nghiệp. Các modul này có công suất xử lý đa dạng, phù hợp với yêu cầu của từng công trình và đáp ứng nhu cầu của các chủ đầu tư.
Dưới đây là quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp tại PolyGreen:
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin.
- Bước 2: Khảo sát thực tế địa điểm lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.
- Bước 3: Thu thập thông tin chi tiết bao gồm số liệu thực tế, đặc điểm địa hình, hướng gió, lối di chuyển của nơi lắp đặt hệ thống.
- Bước 4: Thiết kế bản vẽ kỹ thuật để đảm bảo hệ thống xử lý nước thải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng.
- Bước 5: Tiến hành tính toán và đề xuất công nghệ xử lý nước thải.
- Bước 6: Gửi file báo giá chi tiết cho chủ đầu tư.
- Bước 7: Ký hợp đồng và tiến hành gia công các thiết bị cho công trình.
- Bước 8: Khảo sát mặt bằng trước khi đưa thiết bị đến công trình.
- Bước 9: Tiến hành thi công, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.
- Bước 10: Nghiệm thu, bàn giao và hướng dẫn sử dụng.
- Bước 11: Bảo hành – Bảo trì hệ thống.
Cơ chế hoạt động của Module xử lý nước thải được sử dụng theo công nghệ MBR từ PolyGreen
Sơ đồ công nghệ MBR
- Hố thu gom:
Đây là nơi tập trung các dòng nước thải từ các nguồn phát sinh, sau đó bơm trung chuyển đến ngăn điều hòa. Nước thải sau khi tách rác và dầu mỡ sẽ tập trung về hố thu gom trước khi đưa vào hệ thống xử lý. Quá trình tách rác và dầu mỡ nhằm loại bỏ các loại rác thải, cặn thô như: nilon, giấy, lá cây, mảnh thủy tinh, sỏi đá,… để tránh tình trạng gây tắc nghẽn đường ống và bơm trong quá trình vận hành, giúp bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn.
- Ngăn điều hòa:
Bể điều hòa có chức năng điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải, tránh gây sốc tải cho giai đoạn xử lý sinh học do lưu lượng dòng thải ở mỗi thời điểm trong ngày là không đồng đều. Tại đây, nước thải được cấp khí để tăng cường xáo trộn, chống lắng cặn và tránh quá trình phân hủy yếm khí gây mùi hôi.
- Ngăn sinh học thiếu khí – Anoxic trong hệ thống xử lý nước thải:
Nước thải được dẫn vào ngăn sinh học thiếu khí còn gọi là Anoxic – nơi sử dụng các vi sinh vật thiếu khí để xử lý lượng Nitơ có trong nước thải. Tại đây diễn ra quá trình chuyển hóa P, khử NO3– thành N2 tự do bay ra ngoài không khí. Nồng độ P và N trong nước thải được giảm xuống mức cho phép. Sau đó, nước thải sẽ tự động được chảy qua bể Aerotank.
- Ngăn Aerotank:
Bể Aerotank đóng vai trò loại bỏ chất hữu cơ nhờ hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí. Chất hữu cơ có trong nước thải là nguồn thức ăn để các vi sinh vật này sinh trưởng, phát triển và tạo sinh khối. Tại đây, các chất hữu cơ sẽ được phân hủy thành các hợp chất có mạch đơn giản hơn. Bể Aerotank được cấp khí liên tục nhờ hệ thống máy thổi khí và đĩa phân phối khí lắp đặt ở dưới đáy bể.
- Module MBR:
Cấu tạo của Modul MBR bao gồm các tấm màng lọc phẳng song song được đặt ngập trong bể hiếu khí. Tại đây quá trình xử lý hiếu khí tiếp tục được diễn ra. Màng MBR có kích thước vi lọc nên những chất rắn lơ lửng, bùn, vi sinh vật,... sẽ được giữ lại và chỉ có nước sạch đi qua.
Cuối cùng, nước thải sau khi qua Modul xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng công nghệ màng MBR đạt quy chuẩn theo yêu cầu của Bộ TN&MT để xả ra nguồn tiếp nhận.
Điểm đặc biệt của Module xử lý nước thải theo công nghệ MBR
MBR (Membrane Bioreactor) là một công nghệ xử lý nước thải hiện đại được sử dụng rộng rãi nhằm phục vụ cho nước thải đô thị và công nghiệp trên khắp Việt Nam và thế giới. Công nghệ bể sinh học màng vi lọc MBR là sự kết hợp giữa hai quá trình cơ bản trong một đơn nguyên bao gồm: phân hủy sinh học chất hữu cơ và kỹ thuật tách sinh khối vi khuẩn bằng màng vi lọc (micro-filtration).
Công nghệ MBR là một giải pháp hiệu quả trong việc loại bỏ các chất hữu cơ, kim loại và vi khuẩn, thường được dùng để xử lý nhiều loại nước thải khác nhau như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp hay nước rỉ rác. Hiệu suất lọc Nitơ và Ammonia của phương pháp này lên đến 90 – 95%, đồng thời hiệu
Đặc biệt, các màng lọc ở công nghệ này còn đóng vai trò như một “barie” giữ lại các vi khuẩn gây hại đến sức khỏe mà quá trình khử trùng bằng Clo cũng không có tác dụng. Thêm vào đó, nước thải sau khi được xử lý bằng công nghệ MBR có thể xả ra môi trường tự nhiên hoặc dùng cho các mục đích tái sử dụng như tưới cây, rửa sàn, dội nhà vệ sinh,...
Như vậy, nhằm giải quyết những tác động xấu do nước thải gây ra, hệ thống xử lý nước thải là vô cùng cần thiết. Trên đây là tổng hợp những thông tin về Module xử lý nước thải để quý khách có thể hiểu rõ hơn về công nghệ xử lý nước thải tiến tiến này. Nếu như quý khách đang có nhu cầu thi công, lắp đặt, thiết kế hệ thống xử lý nước thải Modul hợp khối, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận tư vấn bảo vệ môi trường và báo giá chi tiết một cách nhanh chóng nhất.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 860/13B Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
- Hotline: 028 3773 2377
- Email: polygreen@dichvumoitruong.vn
- Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi (04.08.2023)
- Số Liệu Quan Trắc Môi Trường Không Khí Ở TP Hồ Chí Minh (26.07.2023)
- Hợp tác trong lĩnh vực môi trường cùng khách sạn New World Sài Gòn (14.08.2018)
- CÔNG NGHỆ AAO TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT (09.10.2019)
- SỬA CHỮA VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI (04.11.2018)
- Báo cáo xả thải (23.09.2018)
- Công ty tư vấn môi trường (18.09.2018)
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải với công nghệ MBBR (28.08.2018)