Trong bối cảnh đô thị mở rộng, công nghiệp phát triển và tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng, việc ứng phó với khó khăn này đòi hỏi sự đổi mới, chuyên nghiệp và tận tâm. Do đó, việc xây dựng cũng như cải tạo hệ thống xử lý nước thải là điều cần thiết nhằm đảm bảo môi trường sống luôn trong lành. Trong bài viết này, hãy cùng Công ty tư vấn môi trường Polygreen tìm hiểu rõ hơn về quy trình, cách thức cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tối ưu nhất.
Tại sao cần phải cải tạo hệ thống xử lý nước thải?
Theo sự phát triển của công nghệ và xã hội, việc cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Theo thống kê, các chỉ tiêu trong xử lý nước thải có đến 70% lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt ở nước ta chưa thực sự được xử lý một cách triệt để, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Xuất phát từ nhiều vấn đề, việc nâng cấp cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải là điều vô cùng cấp bách bởi:
- Nước thải không được xử lý đúng cách có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Các chất ô nhiễm có trong nước thải như amoni, nitrat, photphat, kim loại nặng và hợp chất hữu cơ, khi xả vào môi trường tự nhiên có thể gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
- Hệ thống máy móc xử lý đã cũ, không thể đáp ứng được công suất xử lý theo yêu cầu khi tăng khối lượng sản xuất tránh gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý nước thải.
- Đảm bảo nguồn nước đầu ra theo tiêu chuẩn và theo quy định của nhà nước.
- Nâng cấp lại dây chuyền máy móc, thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất.
Sự cố khi đang cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải
Việc cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải cần được thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo quy trình chặt chẽ bởi đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, lành nghề. Nếu trong quá trình cải tạo không đảm bảo kỹ thuật sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của hệ thống và dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường. Cụ thể, một số sự cố có thể xảy ra khi thực hiện cải tạo hệ thống xử lý nước thải như:
- Tải trọng nước thải tăng đột ngột làm cho các vi sinh vật chết bất thường.
- Mật độ vi sinh vật suy giảm do thiếu hụt nguồn dinh dưỡng nghiêm trọng.
- Bùn thải chuyển sang màu đen và khó lắng.
- Do sự xuất hiện của môi trường thiếu khí khiến cho quá trình nitrat hóa diễn ra chậm hơn.
- Hàm lượng cặn lơ lửng đầu ra của bể lắng sinh học cao do hàm lượng bông bùn nhỏ khó lắng.
- Công tác bảo trì, bảo dưỡng các loại thiết bị, máy móc không được thực hiện định kỳ và kỹ lưỡng khiến cho một số thiết bị của hệ thống bị rỉ sét, hoạt động kém hiệu quả.
Những công việc cần làm khi cải tạo hệ thống xử lý nước thải
Các hạng mục cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải sẽ dựa vào mức độ hư hại và xuống cấp của hệ thống để tiến hành xây dựng kế hoạch cải tạo phù hợp. Thông thường, các công việc cần thực hiện trong quá trình cải tạo như sau:
- Thực hiện kiểm tra, bảo trì định kỳ máy móc và thiết bị.
- Kiểm tra công suất hoạt động của các thiết bị, đồng thời điều chỉnh lại công suất phù hợp.
- Kiểm tra tuổi thọ, vệ sinh và cải tạo các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải.
- Thực hiện kiểm tra những sự cố rò rỉ đường dây truyền dẫn điện.
- Kiểm tra chất lượng nước thải đầu ra có đạt tiêu chuẩn hay không.
- Kiểm tra và thay thế các đường ống bị rò rỉ, đĩa khối bị hư hỏng.
- Kiểm tra mật độ vi sinh, tình trạng hoạt động của vi sinh vật, lượng hóa chất, chức năng và hiệu suất của mỗi module xử lý nước thải theo công nghệ tương ứng.
- Tận dụng hệ thống cũ, xây dựng bổ sung thêm bể thiếu khí anoxic để thực hiện quá trình xử lý nitơ.
- Tiến hành xây thêm bể lắng hóa lý để thực hiện việc lắng bùn phát sinh từ bể keo tụ tạo bông.
>>>Tìm hiểu thêm: Xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ tạo bông
Quy trình cải tạo hệ thống xử lý nước thải tối ưu
Hoạt động cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải cần được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt và giám sát chặt chẽ. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa những sự cố có thể xảy ra trong quá trình cải tạo và đảm bảo chất lượng hệ thống xử lý nước thải hoạt động với hiệu suất cao. Dưới đây là quy trình thực hiện cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải cơ bản và tối ưu nhất:
- Khảo sát thực tế: Tìm hiểu thông số các thiết bị, kết quả của những lần cải tạo, sửa chữa trước đó và khảo sát quy mô của hệ thống xử lý nước thải.
- Thống kê số liệu: Dựa trên thông tin khảo sát thực tế và doanh nghiệp cung cấp, các số liệu được thống kê chi tiết để thuận tiện cho quá trình xây dựng kế hoạch và đưa ra cách giải quyết hợp lý.
- Phương án giải quyết: Đội ngũ kỹ sư dựa theo số liệu đã thống kế để tiến hành thảo luận và đề xuất phương án tốt nhất nhằm cải tạo hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp.
- Các giải pháp hiệu quả: Đưa ra các giải pháp xử lý nước thải phù hợp hoặc sử dụng dịch vụ xử lý nước thải công nghiệp trọn gói khi doanh nghiệp có nhu cầu.
Tổng hợp những phương pháp để cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải
Để cải tạo hệ thống xử lý nước thải chất lượng cần phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của hệ thống cũng như ứng dụng giải pháp cải tạo phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp sử dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến giúp tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống sau khi hoàn thành cải tạo và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là các công nghệ được ứng dụng phổ biến trong cải tạo xử lý nước thải:
Tăng cường cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ bùn hoạt tính
Công nghệ bùn hoạt tính hay còn gọi là công nghệ sinh học hiếu khí được phát triển và ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới bởi hiệu quả xử lý nước thải cao. Việc ứng dụng công nghệ này trong hệ thống xử lý nước thải đã giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đáng kể, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tiết kiệm nguồn tài nguyên. Trong đó, chi phí đầu tư cải tạo theo công nghệ này khá thấp, thích hợp cho những dự án có công suất lớn trên 10.000 m3/ngày đêm với hàm lượng BOD dưới 1000mg/l. Khi đã hoàn thiện công trình cải tạo công nghệ bùn hoạt tính cho hệ thống xử lý nước thải, chất lượng nước thải đầu ra sẽ đảm bảo được tiêu chuẩn mục B đã ban hành.
Tăng cường cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ sinh học yếm khí
Công nghệ sinh học yếm khí hay công nghệ USBF được ứng dụng phổ biến trong cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Trong đó, công nghệ được thiết kế kết hợp quy trình bùn hoạt tính cổ điển với quá trình anoxic và vùng lắng bùn lơ lửng. Cụ thể, hiệu quả của công nghệ này giúp khử BOD, nitrat hóa và khử phốt pho trong nước thải. Đồng thời, quá trình anoxic còn làm tăng khả năng lắng cũng như khống chế quá trình tăng trưởng của vi sinh vật. Đặc biệt, phương pháp này không chiếm dụng quá nhiều diện tích và có thể bảo trì thiết bị đơn giản, dễ dàng.
Tăng cường cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ sinh học kỵ khí
Công nghệ sinh học kỵ khí cũng là một phương pháp cải tạo hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, tiêu tốn rất ít năng lượng trong quá trình vận hành. Cụ thể, nước thải sẽ được xử lý ở mức nhiệt từ 25 – 35 độ C và yêu cầu năng lượng tiêu thụ trong khoảng 0.05 – 0.1 kWh/m3 nước thải (0.18-0.36 MJ/m3) (Lettinga và ctv., 1998). Trong đó, năng lượng này sẽ được cung cấp cho máy bơm để bơm nước thải từ công trình đơn vị này đến công trình đơn vị khác hoặc bơm tuần hoàn nước thải. Thực tế, việc tăng cường cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ kỵ khí là một phương pháp sản sinh ra năng lượng.
Bởi vì, trong quá trình phân hủy kỵ khí các hợp chất hữu cơ bị phân hủy, chuyển thành khí methane và mức độ sinh khí methane phụ thuộc vào tốc độ phân hủy COD đầu vào. Bên cạnh đó, bùn kỵ khí có thể bảo quản trong thời gian hơn 1 năm không cần nuôi dưỡng bằng dưỡng chất và hoạt tính của bùn được giữ nguyên ở nhiệt độ <15 độ C. Do đó, lượng bùn dư có thể tái sử dụng làm nhân cho hệ thống khác và giảm thời gian vận hành hệ thống.
>>> Xem thêm: Chỉ số BOD, COD là gì? Phương pháp xác định các chỉ số trong nước thải
Tăng cường cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor)
Cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ MBBR có công suất trạm xử lý tối thiểu 30% để đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn QCVN. Bên cạnh đó, nước thải sau khi đã xử lý có thể tái sử dụng để tưới cây, làm mát mái cho xưởng sản xuất hay dùng trong nhà vệ sinh, rửa đường. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là hỗ trợ trạm hoạt động ổn định khi thành phần các chất trong nước thải biến động.
Đồng thời, công nghệ này cũng giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu điện năng tiêu thụ trong quá trình vận hành, bảo dưỡng hệ thống. Ngoài ra, khi vận hành hệ thống xử lý nước thải, hệ thống không cần thực hiện tuần hoàn bùn, kiểm soát tỷ lệ F/M, BOD và hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải đầu vào.
Tăng cường cải tạo hệ thống xử lý nước thải hệ thống xử lý theo công nghệ MBR
Công nghệ xử lý nước thải MBR là bể xử lý sinh học xử lý nước thải sử dụng kỹ thuật bùn hoạt tính AS phân tán kết hợp với màng lọc tách vi sinh. Trong đó, nồng độ vi sinh trong bể xử nước thải MBR lên tới 15 g/l giúp tăng hiệu quả xử lý sinh học từ 10 – 30%. Ngoài ra, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ MBR còn mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Quá trình xử lý không cần bể lắng, giảm kích thích bể chứa bùn cũng như không cần tiệt trùng.
- Chịu được tải trọng hữu cơ cao từ 2.000 – 10.000 gBOD/m3 ngày và 2.000 đến 15.000 gCOD/m2 ngày.
- Hiệu suất xử lý BOD của công nghệ lên tới 90%.
- Loại bỏ được thành phần nitơ trong nước thải.
- Tiết kiệm diện tích thi công.
Tuy nhiên, việc cải tạo theo công nghệ này cũng có những hạn chế tồn tại, cụ thể:
- Cần phải vệ sinh màng lọc MBR định kỳ tránh màng lọc bị tắc nghẽn.
- Màng lọc là bộ phận quan trọng trong công nghệ xử lý MBR, khi bị hỏng, chi phí để thay màng lọc rất cao. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp phải vệ sinh kỹ lưỡng màng lọc để duy trì tuổi thọ sử dụng.
Dịch vụ Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải uy tín tại Polygreen
Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn môi trường và thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, Polygreen tự tin sẽ mang đến cho quý doanh nghiệp những giải pháp cải tạo hệ thống xử lý nước thải uy tín và chất lượng nhất.
Khi sử dụng dịch vụ xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của chúng tôi, doanh nghiệp của bạn sẽ được tư vấn chi tiết về giải pháp nâng cấp phù hợp với đặc điểm hệ thống hiện có và điều kiện kinh tế của chủ đầu tư. Sau đây là quy trình cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tại Polygreen:
- Tiến hành tìm hiểu chất lượng và phân tích chất lượng, lưu lượng nước thải đầu vào.
- Thực hiện đánh giá thực trạng của hệ thống xử lý nước thải bao gồm: Quá trình vận hành, công suất xử lý và tình trạng hoạt động của thiết bị, máy móc.
- Khảo sát và xác định nguyên nhân hệ thống hoạt động kém hiệu quả.
- Đề xuất giải pháp khắc phục phù hợp, đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn.
- Chuyển giao công nghệ cho chủ doanh nghiệp và phổ biến kiến thức quản lý, kiểm soát cũng như cách xử lý hiệu quả khi xảy ra sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn các thông tin về quy trình và phương pháp cải tạo hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, chất lượng với chi phí hợp lý. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu cải tạo, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải hãy liên hệ ngay với Polygreen để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất với giá cả hợp lý.
- Các Loại Vi Sinh Xử Lý Nước Thải (10.11.2023)
- Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Keo Tụ (09.11.2023)
- Các Loại Bể Xử Lý Nước Thải (01.11.2023)
- Bể Anoxic Là Gì (31.10.2023)
- Chỉ Số TSS Là Gì (31.10.2023)
- Chỉ Số BOD COD Là Gì (25.10.2023)
- Công Nghệ Xử Lý Nước Thải SBR (15.10.2023)
- Công nghệ AAO MBBR (13.10.2023)