Nước là nguồn tài nguyên quý báu và không thể thiếu trong hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, với sự phát triển của các công nghiệp ngày càng gia tăng đã dẫn đến sự tăng cường của các hoạt động xả thải. Để bảo vệ môi trường và tài nguyên nước, sử dụng các loại bể xử lý nước thải được xem là giải pháp hàng đầu. Trong bài viết này, hãy cùng công ty tư vấn môi trường Polygreen tìm hiểu về 10 loại bể xử lý nước thải tối ưu nhất cũng như vai trò và các sự cố thường gặp khi tiến hành lắp đặt.
Các loại bể xử lý nước thải thường được sử dụng hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại bể xử lý nước thải sinh hoạt được sử dụng trong các hộ gia đình cũng như các bể nước thải vận hành trong các nhà máy, xí nghiệp,... Mỗi loại bể đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với từng loại nước thải và nhu cầu sử dụng. Dưới đây là 10 loại bể xử lý nước thải phổ biến nhất được sử dụng hiện nay:
- Bể thu gom: Bể thu gom là bể chứa nước thải đầu tiên trong hệ thống xử lý nước thải. Bể này có chức năng tập trung nước thải từ các nguồn phát sinh sau đó chuyển tiếp đến các bể sau để làm sạch. Nhiệm vụ của bể này là giúp giữ lại toàn bộ các tạp chất trước khi chảy vào bể.
- Bể tách dầu mỡ: Dầu mỡ thường xuất hiện trong nước thải của ngành thực phẩm. Bể tách dầu mỡ có chức năng tách các lớp dầu mỡ ra khỏi nước thải, giúp ngăn ngừa tắc nghẽn hệ thống xử lý nước thải. Bể thường được xây dựng bằng bê tông, có hệ thống lắng hoặc lọc.
- Bể điều hoà: Bể điều hòa trong xử lý nước thải có chức năng điều hòa lưu lượng và đảm bảo nồng độ nước thải, giúp ổn định quá trình xử lý nước thải. Ở đáy bể sẽ được lắp đặt thêm hệ thống máy thổi khí và máy khuấy chìm đảo trộn liên tục. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng lắng cặn và loại bỏ được những mùi hôi phát sinh.
- Bể kỵ khí (UASB): Bể kỵ khí (UASB) là bể xử lý nước thải thông qua quá trình kỵ khí, sử dụng vi sinh vật kỵ khí để phân hủy chất hữu cơ. Có ba quá trình cơ bản xảy ra ở bể lọc sinh học kỵ khí đó là: phân huỷ, lắng bùn và tách khí.
- Bể thiếu khí: Tên khoa học là bể Anoxic đây là bể xử lý nước thải bằng quá trình thiếu khí, sử dụng vi sinh vật thiếu khí để phân hủy nitơ và photpho trong nước thải một cách hiệu quả. Bể kỵ khí cũng được gắn thêm máy khuấy trộn chìm để tránh hiện tượng lắng đọng cặn và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Bể sinh học hiếu khí (FBR): Bể sinh học hiếu khí (FBR) là bể xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ bằng quá trình hiếu khí, sử dụng vi sinh vật hiếu khí để phân hủy chất hữu cơ và nitơ. Bể sinh học hiếu khí FBR tạo ra các bông bùn để giảm đi BOD và COD.
- Bể lắng: Bể lắng được sử dụng để trợ lắng cặn và bông cặn. Nó sử dụng lực trọng trường để tách chất rắn ra khỏi nước thải. Sau đó, bùn trong bể lắng sẽ được thu gom về bể chứa bùn. Bể thường có chiều sâu tối thiểu 3m và thời gian lưu nước ít nhất là 5 giờ để đảm bảo quá trình xử lý diễn ra hiệu quả.
- Bể chứa bùn: Bể này có chức năng chính là giữ lại bùn được phát sinh từ các hồ xử lý nước thải bên trên. Bể chứa bùn sẽ được sử dụng kết hợp với máy ép bùn để bùn nhanh khô hơn và giảm kích thước bùn thải.
- Bể khử trùng: Nước thải sau khi được xử lý sẽ được chuyển đến bể khử trùng và xử lý bằng cách sử dụng các chất khử trùng để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Đây là loại bể vô cùng quan trọng và bắt buộc phải có trong mọi hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.
- Bể chứa nước sạch: Sau khi đã thực hiện xử lý qua các bể trên, nước sẽ được chuyển đến bể chứa nước sạch. Đây là bể chứa nước thải đã được xử lý đạt tiêu chuẩn, có thể xả ra môi trường.
Những loại nước thải thường thấy hiện nay
Nước thải là một loại nước bị ô nhiễm bởi các chất thải từ hoạt động của con người và động vật. Nước thải có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên nguồn gốc, thành phần và mức độ ô nhiễm. Có hai loại nước thải chính:
- Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người, bao gồm nước thải từ nhà vệ sinh, nhà tắm, bếp.
- Nước thải từ nhà vệ sinh: Chứa các chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ và vi sinh vật gây bệnh.
- Nước thải từ nhà tắm: Chứa các chất tẩy rửa, dầu mỡ, tóc và các chất thải hữu cơ khác.
- Nước thải từ bếp: Chứa các chất thải hữu cơ, chất béo và các chất tẩy rửa.
- Nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp là nước thải được tạo ra từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, thường chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại, khó xử lý hơn nước thải sinh hoạt. Nước thải công nghiệp có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau dựa trên ngành nghề sản xuất, bao gồm:
- Nước thải từ các nhà máy sản xuất thực phẩm: Chứa nhiều chất thải hữu cơ, chất béo, dầu mỡ và vi sinh vật gây bệnh.
- Nước thải từ các nhà máy sản xuất hóa chất: Chứa nhiều chất hóa học độc hại, như kim loại nặng, axit, bazơ,...
- Nước thải từ các nhà máy sản xuất giấy: Chứa nhiều chất tẩy rửa, hóa chất và bùn thải.
- Nước thải từ các nhà máy sản xuất xi măng: Chứa nhiều bụi, xi măng và các chất hóa học.
Tại sao phải xây bể xử lý nước thải?
Bể xử lý nước thải là một hệ thống cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Với sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng như tốc độ đô thị hoá hiện nay, nguồn nước thải ra môi trường rất nhiều do nhu cầu sử dụng của con người khá lớn. Nước thải chưa được xử lý có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. Việc xây dựng và lắp đặt bể xử lý nước thải là yêu cầu cấp bách nhằm đảm bảo các yếu tố sau đây:
- Bảo vệ nguồn nước: Nước thải chưa được xử lý có thể chứa nhiều chất ô nhiễm, như chất hữu cơ, chất vô cơ, chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh,... Những chất này có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của con người. Hệ thống bể xử lý nước thải sẽ làm sạch nguồn thải trước khi xả ra môi trường.
- Bảo vệ sức khỏe con người: Trong nước thải chưa qua xử lý có thể chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, như vi khuẩn E. coli, salmonella,... Những vi sinh vật này có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm, như tiêu chảy, tả, thương hàn,... ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
- Bảo vệ môi trường: Nguồn nước thải chưa được xử lý có thể gây ô nhiễm đất, không khí, ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn có thể được tái sử dụng cho các mục đích khác như tưới tiêu, sản xuất,... Điều này cũng góp phần đem lại sự xanh – sạch – đẹp cho môi trường và tận dụng tối đa nguồn nước một cách tiết kiệm nhất.
Tìm hiểu thêm: hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
Những lưu ý khi thiết kế bể xử lý nước thải hiện nay
Để bể xử lý nước thải vận hành và hoạt động một cách hiệu quả, ổn định, trong quá trình thiết kế bể xử lý, cần lưu ý một số yếu tố quan trọng sau đây:
Đặt máy bơm đúng vào vị trí bể xử lý nước thải
Máy bơm là thiết bị quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải, có nhiệm vụ đưa nước thải từ bể này sang bể khác. Để máy bơm hoạt động hiệu quả, cần đặt máy bơm đúng vào vị trí bể xử lý nước thải. Cụ thể, máy bơm cần được đặt ở vị trí cao hơn bể chứa nước thải, đảm bảo nước thải có thể chảy tự nhiên vào máy bơm. Ngoài ra, máy bơm cũng cần được đặt ở vị trí thuận tiện cho việc vận hành và bảo trì.
Sử dụng phương pháp nạp hóa chất cho bể xử lý nước thải
Hóa chất được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải để loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Cụ thể, nạp hoá chất sẽ loại bỏ đi photpho và điều hoà bùn thải một cách hiệu quả. Việc loại bỏ photpho là một quá trình tương đối phức tạp, đòi hỏi việc loại bỏ chất keo tụ polymer hoặc nhôm để giảm sự liên kết giữa các hạt bùn. Điều này giúp phân tán bông bùn thành các cặn lớn hơn, làm giảm sự cản trở và tăng hiệu suất quá trình lắng bùn.
Sục khí bể xử lý nước thải hợp lý
Để có thể loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm trong nước thải cần trải qua quá trình trao đổi chất sinh hóa của vi sinh vật, tiêu biểu là quá trình kỵ khí anoxic, mương oxy hóa và SBR được cung cấp đủ lượng oxy ổn định để tiến hành sục khí. Nếu sục khí quá nhỏ sẽ khiến cho chất lượng nguồn nước giảm, còn sục khí quá lớn sẽ gây lãng phí năng lượng, đồng thời cấu trúc bùn thay đổi. Do đó, để kiểm soát lượng điện tiêu thụ cũng như tối ưu năng suất của bể xử lý nước thải thì hệ thống sục khí cần được bố trí hợp lý theo sự tư vấn của các đơn vị thi công chuyên nghiệp. Ngoài ra, để có thể đo được lượng nước thải cần xử lý một cách chính xác trong cả môi trường thiếu khí, kỵ khí và hiếu khí thì ta phải hiểu được các chỉ số TSS, BOD và COD.
Những sự cố và cách khắc phục khi sử dụng, lắp đặt bể xử lý nước thải
- Bể có mùi hôi: Mùi hôi là một trong những vấn đề thường gặp nhất khi sử dụng bể xử lý nước thải. Nguyên nhân gây ra mùi hôi có thể do nước thải chưa được xử lý triệt để hoặc bể xử lý không vận hành đúng cách.
Để khắc phục, cần kiểm tra, phân tích nước thải nhằm xác định các chất ô nhiễm có trong nước thải, từ đó lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp. Đồng thời phải thực hiện vận hành bể xử lý nước thải đúng cách thông qua việc cung cấp đủ oxy cho vi sinh vật, vệ sinh bể xử lý định kỳ,...
- Bọt và váng bọt dày đặc ở bể hiếu khí: Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do lượng oxy cung cấp quá nhiều, tạo ra nhiều bọt và váng bọt hoặc do vi sinh vật trong bể hiếu khí phát triển quá mức cũng sẽ sinh ra bọt và váng bọt.
Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách điều chỉnh lượng oxy cung cấp sao cho phù hợp với lưu lượng nước thải và yêu cầu xử lý. Ngoài ra, cần giảm lượng vi sinh vật trong bể hiếu khí bằng cách tăng thời gian lắng và giảm thời gian sục khí.
- Hiện tượng váng bọt lẫn màu nâu đen: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do có sự xâm nhập của chất hữu cơ từ bên ngoài, khiến cho vi sinh vật phát triển, gây ra hiện tượng váng bọt lẫn màu nâu đen. Hoặc cũng có thể do bể hiếu khí bị nhiễm bẩn do vi sinh vật gây bệnh hoặc các chất ô nhiễm khác, gây ra hiện tượng váng bọt lẫn màu nâu đen.
Cách khắc phục cho tình trạng này là nên kiểm tra, ngăn chặn sự xâm nhập của chất hữu cơ từ bên ngoài như kiểm tra hệ thống thu gom nước thải, hệ thống xử lý nước thải,... Bên cạnh đó, hãy thường xuyên vệ sinh bể hiếu khí định kỳ để loại bỏ các chất ô nhiễm, ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.
- Sự cố với thiết bị, máy móc trong vận hành: Nguyên nhân gây ra sự cố này là do thiết bị và máy móc không được bảo trì định kỳ theo đúng quy định hoặc do những thiết bị được sử dụng không phù hợp với lưu lượng nước thải và yêu cầu xử lý.
Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thường xuyên bảo trì thiết bị, máy móc định kỳ để sớm phát hiện các sự cố cũng như đảm bảo thiết bị – máy móc hoạt động ổn định. Đặc biệt, cần lựa chọn thiết bị, lắp đặt modul xử lý nước thải phù hợp để đảm bảo thiết bị có thể vận hành ổn định, phù hợp với các nhu cầu xử lý.
Polygreen đã cung cấp thêm thông tin về các loại bể xử lý nước thải phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay cũng như những điều cần lưu ý khi thiết kế các loại bể sinh hoạt, bể xử lý cho các nhà máy sản xuất, chế biến. Để được tư vấn chi tiết về quá trình lắp đặt, vận hành bể xử lý nước thải hiệu quả, hãy liên hệ ngay với Polygreen qua số Hotline: 028 3773 2377 - 0919.086 459 - 0917.630 283 hoặc Email: polygreen@dichvumoitruong.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.
- Bể Anoxic Là Gì (31.10.2023)
- Chỉ Số TSS Là Gì (31.10.2023)
- Chỉ Số BOD COD Là Gì (25.10.2023)
- Công Nghệ Xử Lý Nước Thải SBR (15.10.2023)
- Công nghệ AAO MBBR (13.10.2023)
- Mẫu Giấy Xác Nhận Đăng Ký Môi Trường (12.10.2023)
- Quy định biểu mức thu phí cấp giấy phép môi trường năm 2024 (10.10.2023)
- Cách Tính Lưu Lượng Nước Thải Sinh Hoạt (01.10.2023)