Chi tiết dịch vụ
- GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
- Mã sản phẩm: GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
- Giá: 50.000.000 vnđ
- Lượt xem: 453
Tư vấn thủ tục cấp phép Giấy phép môi trường - Hồ sơ môi trường.
Dịch vụ Tư vấn thủ tục cấp Giấy phép môi trường tại Polygreen – Giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp xử lý mọi thủ tục môi trường hiệu quả và nhanh chóng.
- Chia sẻ:
- Thông tin sản phẩm
- Bình luận
Bảo vệ môi trường luôn là vấn đề được Nhà nước quan tâm hàng đầu tại các quốc gia. Do đó, Giấy phép môi trường được ban hành nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý, theo dõi và kiểm soát các hoạt động sản xuất có thể gây ảnh hưởng đến môi trường. Dưới đây là những thông tin mà Polygreen đã tổng hợp về thủ tục cấp Giấy phép môi trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các quy trình và quy định về Giấy phép môi trường hiện hành.
Tổng quan về hồ sơ cấp Giấy phép môi trường
Định nghĩa về Giấy phép môi trường
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Giấy phép môi trường (GPMT) được định nghĩa là một loại văn bản chính thức do cơ quan quản lý Nhà nước cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cùng với những yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Thành phần của Giấy phép môi trường
Theo Luật BVMT 2020, thành phần của các loại Giấy phép môi trường được tích hợp thành một loại văn bản duy nhất được gọi là Giấy phép môi trường, trong đó bao gồm:
- Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT hoặc hệ thống xử lý chất thải.
- Giấy phép xả thải vào nguồn nước (quy định tại luật Tài nguyên nước).
- Giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi (quy định tại luật Thủy lợi).
- Giấy xác nhận đủ điều kiện trong công tác BVMT đối với dự án nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
- Giấy phép xử lý CTNH (chất thải nguy hại) tại cơ sở phát sinh.
- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
- Giấy phép xả khí thải công nghiệp.
Các bước thực hiện thủ tục cấp giấy phép môi trường
Tùy thuộc vào đặc thù của từng dự án mà chủ doanh nghiệp hay chủ đầu tư dự án sẽ phải làm thủ tục xin Giấy phép môi trường khác nhau. Về cơ bản, quy trình xin cấp Giấy phép môi trường được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép sẽ nộp hồ sơ và lệ phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Hồ sơ có thể được gửi trực tiếp hay bằng đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thể là Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Sở Xây dựng; Sở Giao thông vận tải; Chi cục thủy sản các tỉnh, thành phố…
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn pháp luật quy định, tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
Trong trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung nhưng vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định pháp luật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có quyền trả lại hồ sơ, đồng thời thông báo lý do trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đã đề nghị cấp phép.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn pháp luật quy định, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra thực tế hiện trường (nếu cần thiết) và lập hội đồng thẩm định.

Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ trình lên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì hồ sơ sẽ được trả lại cho tổ chức, cá nhân đã đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
Trường hợp hồ sơ cần phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sẽ được cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đã đề nghị cấp phép và nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện. (Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo sẽ không được tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo).
Trường hợp không thể bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đã đề nghị cấp phép và nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu, phải làm lại, đồng thời trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
Bước 4: Trả kết quả
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận được giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận Giấy phép môi trường.
Căn cứ vào các pháp lý
Hoạt động cấp Giấy phép môi trường căn cứ vào các pháp lý môi trường hiện hành của mỗi quốc gia, địa phương, bao gồm:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 04/12/2020 của Quốc hội (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) quy định về các trường hợp bắt buộc phải có Giấy phép môi trường.
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/01/2022 quy định chi tiết về những điều kiện của Luật bảo vệ Môi trường.
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trường (ngày 10/01/2022) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 của Quốc hội (ban hành ngày 13/06/2019), có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2020.
Các quy định Giấy phép môi trường hiện nay
Đối tượng phải thực hiện Giấy phép
Theo Điều 39 trong Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, cụ thể tại phụ lục III, IV và V thuộc nghị định 08/2022/NĐ-CP, các đối tượng phải có Giấy phép môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh CTNH phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 của Điều 39.
- Trong trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công sẽ được miễn Giấy phép môi trường.

Thời hạn giấy phép môi trường
Thời hạn của Giấy phép môi trường được quy định như sau:
- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I; cơ sở hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
- 10 năm đối với các trường hợp còn lại.
Trong đó, thời hạn Giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định.
Thời điểm cấp Giấy phép
Theo khoản 2 Điều 42 Luật BVMT 2020 quy định về thời điểm cấp Giấy phép môi trường như sau:
- Dự án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường cần có GPMT trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
- Dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có GPMT trước khi được cơ quan quản lý Nhà nước ban hành văn bản quy định tại khoản 1 điều 36 của Luật BVMT 2020. Dự án không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng phải có GPMT trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp và điều chỉnh giấy phép xây dựng;
- Dự án đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trước ngày 01/01/2022 của Luật BVMT 2020, chủ đầu tư được lựa chọn tiếp tục thực hiện để cấp phép GPMT sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm hoặc lập hồ sơ để được cấp GPMT trước khi hết hạn vận hành thử nghiệm. Chủ đầu tư dự án không phải vận hành thử nghiệm lại nhưng kết quả hoàn thành việc vận hành thử nghiệm phải được báo cáo và đánh giá theo quy định tại Điều 46 Luật BVMT 2020;
- Cơ sở đã hoạt động trước ngày 01/01/2022 của Luật BVMT 2020 có hiệu lực phải có GPMT trong thời hạn 36 tháng (hạn chót 01/01/2025). Giấy phép môi trường thành phần được sử dụng như GPMT đến hến thời hạn của GPMT thành phần hoặc tiếp tục sử dụng trong 05 năm kể từ ngày 01/01/2027 trong trường hợp GPMT thành phần không xác định được thời hạn.
Thẩm quyền cấp Giấy phép
Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cơ quan thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường tương ứng. Theo Điều 41 Luật BVMT 2020, thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường được quy định như sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép môi trường cấp Sở đối với các dự án:
- Dự án đầu tư, cơ sở đã được Sở TN&MT phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Dự án đầu tư, cơ sở nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp Tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp Tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp Giấy phép môi trường cấp Bộ đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật Nhà nước về an ninh, quốc phòng.
Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
UBND Tỉnh cấp Giấy phép môi trường cấp Tỉnh đối với các dự án:
- Dự án đầu tư, cơ sở nhóm II;
- Dự án đầu tư, cơ sở nhóm III có vị trí địa lý thuộc 2 đơn vị hành chính cấp Huyện trở lên;
- Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật BVMT 2020 đã được UBND cấp Tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ (trừ Bộ TN&MT và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM.
Ủy ban nhân dân cấp Huyện
UBND Huyện cấp Giấy phép môi trường cấp Huyện đối với các dự án nhóm III và các cơ sở có quy mô, công suất tương đương (trừ trường thuộc thẩm quyền cấp GPMT của UBND tỉnh).
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường

Để được cấp Giấy phép môi trường, tổ chức, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện cấp Giấy phép môi trường, trong đó việc lập hồ sơ Giấy phép môi trường đầy đủ và hợp lệ là yếu tố quan trọng nhất trong quy trình xin cấp GPMT. Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật BVMT 2020, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường tiêu chuẩn bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép môi trường;
- Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường;
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác liên quan đến dự án, khu công nghiệp.
Tại sao phải thực hiện Giấy phép môi trường?
Giấy phép môi trường là một trong những công cụ pháp lý quan trọng trong công tác quản lý môi trường của Nhà nước. Đây là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư dự án, cơ sở.

Giấy phép môi trường là biện pháp chế tài buộc các tổ chức, cá nhân phải có biện pháp điều chỉnh nồng độ chất thải phát sinh đạt tiêu chuẩn xả thải trước khi thải ra môi trường. Từ đó, đảm bảo mục tiêu duy trì và bảo vệ chất lượng môi trường cũng như đảm bảo quyền lợi và sức khỏe cho cộng đồng.
Dịch vụ Tư vấn thủ tục làm giấy phép môi trường tại Polygreen

Hoạt động với phương châm “Uy tín – Chất lượng tạo nên Thương hiệu”, công ty TNHH Dịch vụ Môi trường Polygreen tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam.
Thành lập từ năm 2014, Polygreen đã thực hiện thành công hàng trăm dự án liên quan đến vấn đề môi trường cho các doanh nghiệp lớn, nhỏ cả trong và ngoài nước. Dưới đây sẽ là những lý do mà quý khách hàng nên lựa chọn dịch vụ Tư vấn thủ tục cấp Giấy phép tại Polygreen:
- Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thủ tục, hồ sơ pháp lý môi trường và hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường, Polygreen cam kết mang đến cho quý khách hàng chất lượng dịch vụ tư vấn Giấy phép môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.
- Chúng tôi sẽ đại diện khách hàng làm việc trực tiếp với cơ quan Nhà nước, tiếp đoàn để thực hiện các thủ tục xin cấp GPMT, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tối đa thời gian và chi phí để hoàn thành thủ tục lập Giấy phép môi trường.
- Polygreen sở hữu một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và tận tâm, luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng từ khâu chuẩn bị hồ sơ, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, tham gia các cuộc họp, thẩm tra và xin ý kiến các cơ quan chức năng, cho đến khi nhận được Giấy phép môi trường theo tiêu chuẩn.
Như vậy, Polygreen đã tổng hợp những thông tin quan trọng về thủ tục xin cấp Giấy phép môi trường. Nhìn chung, đây là một thủ tục khá phức tạp đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết. Do đó, để tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí cấp Giấy phép cũng như đảm bảo tính chính xác về các thủ tục xin GPMT, dịch vụ làm Giấy phép môi trường sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư.
Nếu quý khách hàng đang quan tâm đến dịch vụ Tư vấn thủ tục cấp Giấy phép môi trường của Polygreen, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 028 3773 2377 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và giải đáp phí cấp giấy phép môi trường nhanh chóng nhất.