Việc lập báo cáo ĐTM dự án thủy điện ngay từ lúc bắt đầu triển khai dự án là điều vô cùng cần thiết nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của nhà máy đến môi trường. Vậy lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủ điện là gì? Cách thực hiện như thế nào? Hãy cùng Dịch vụ tư vấn môi trường Polygreen tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Báo cáo ĐTM dự án thủy điện là gì?
Báo cáo ĐTM dự án nhà máy thủy điện là báo cáo đánh giá tác động của dự án thủy điện đố với môi trường xung quanh để từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án.
Báo cáo ĐTM phải được thẩm định và phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền trước khi triển khai dự án. Báo cáo ĐTM có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo sự bền vững giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Lý do nên lập báo cáo ĐTM dự án thủy điện
Các lý do cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án thủy điện đó là:
- Để phân tích, đánh giá tình hình tác động của dự án thủy điện đến môi trường xung quanh, bao gồm đất đai, nguồn nước, hệ sinh thái và đời sống xã hội.
- Đáp ứng yêu cầu pháp lý, hồ sơ phê duyệt dự án và trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ đầu tư.
- Để đề xuất các phương án, biện pháp và chương trình cụ thể để giảm thiểu, ngăn chặn và khắc phục những tác động xấu đến môi trường.
- Đảm bảo sự phù hợp giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, từ đó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài.
Đối tượng cần lập báo cáo ĐTM dự án thủy điện
Căn cứ Nghị định 18/2015/NĐ-CP, báo cáo ĐTM của dự án thủy điện áp dụng với các nhà máy thủy điện có dung tích hồ chứa khoảng 100.000 m3 nước trở lên hoặc có công suất 10MW trở lên. Những đối tượng bắt buộc phải lập báo cáo ĐTM nhà máy thuyr điện đó là:
- Dự án không được triển khai trong vòng 2 năm.
- Dự án cần thay đổi địa điểm hoạt động so với địa điểm lúc đầu trong báo cáo ĐTM đã phê duyệt trước đó.
- Dự án thay đổi quy mô, công suất, diện tích và công nghệ có nguy cơ gây hại cho môi trường.
Căn cứ pháp lý của báo cáo ĐTM dự án thủy điện
Căn cứ pháp lý của báo cáo ĐTM nhà máy thủy điện bao gồm:
- Luật Tài nguyên nước năm 2012.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về các nội dung đánh giá môi trường, các tác động đến môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được ban hành vào ngày 13/5/2019 về quy định sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/07/2019.
Hồ sơ cần có trong báo cáo ĐTM dự án thủy điện
Để quá trình tiếp nhận và phê duyệt nhanh nhất, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ những nội dung sau đây:
- Đơn đề nghị thẩm định, phê duyệt về báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Hợp đồng thuê đất hợp lệ.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Các chủ trương, quyết định phê duyệt đầu tư,... có liên quan đến dự án.
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
- Bản vẽ thoát nước mưa, nước thải.
- Bản vẽ vị trí khu đất thực hiện dự án.
- ...
Thời phê duyệt, thẩm định báo cáo ĐTM dự án thủy điện
Đối với báo cáo ĐTM nhà máy thủy điện thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa sẽ là 45 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án có tính phức tạp về tác động môi trường thì thời hạn thẩm định tối đa sẽ là 60 ngày làm việc. Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án thủy điện thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, thời hạn thẩm định tối đa sẽ là 30 ngày làm việc, kể từ lúc nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nơi tiếp nhận phê duyệt báo cáo ĐTM thủy điện
Sau khi hoàn tất báo cáo ĐTM nhà máy thủy điện, bạn có thể nộp báo cáo đến nơi tiếp nhận phê duyệt báo cáo. Nếu báo cáo đánh giá tác động thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì gửi đến UBND cấp tỉnh nơi thực hiện dự án.
Nếu báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền phê duyệt của các bộ, cơ quan ngang bộ thì gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh nơi thực hiện dự án (trừ những dự án bí mật của nhà nước về quốc phòng, an ninh quan trọng).
Quy trình thực hiện báo cáo ĐTM dự án thủy điện
Quy trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động ĐTM của dự án thủy điện gồm các bước sau:
Bước 1: Đánh giá tình trạng môi trường thực tế tại khu vực xung quanh dự án và khảo sát môi trường của dự án: Điều kiện địa lý - địa chất quanh khu vực, môi trường tự nhiên - kinh tế - xã hội liên quan đến dự án. Mục đích của bước này là xác định các yếu tố môi trường bị ảnh hưởng bởi dự án và đánh giá mức độ nhạy cảm của chúng.
Bước 2: Xác định các nguồn thải và tác động môi trường của dự án thủy điện: Các nguồn thải bao gồm chất thải rắn, nước thải, khí thải, tiếng ồn, rung động, nhiệt, bức xạ, ánh sáng, mùi, tĩnh điện, từ trường. Các tác động môi trường bao gồm các tác động đến đất đai, nguồn nước, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, đời sống xã hội, văn hóa, sức khỏe con người. Mục đích của bước này là đánh giá mức độ và phạm vi của các tác động môi trường do dự án gây ra.
Bước 3: Đề xuất các phương án, biện pháp và chương trình cụ thể để giảm thiểu, ngăn chặn và khắc phục những tác động xấu đến môi trường: Các phương án bao gồm lựa chọn vị trí, quy mô, công nghệ, thiết bị, vật liệu, phương pháp thi công, vận hành, bảo trì. Các biện pháp bao gồm các biện pháp kỹ thuật, quản lý, giáo dục, tuyên truyền. Mục đích của bước này là tìm ra các giải pháp tối ưu để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực và tăng cường các tác động tích cực của dự án.
Bước 4: Tham vấn cộng đồng (đối với dự án thuộc đối tượng cần tham vấn cộng đồng): Tham vấn cộng đồng là quá trình thu thập ý kiến, đề xuất, góp ý của các bên liên quan đến dự án, nhất là những người chịu tác động trực tiếp của dự án. Mục đích của bước này là tăng cường sự tham gia, đồng thuận và hỗ trợ của cộng đồng đối với dự án, cũng như nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của các bên liên quan.
Bước 5: Hoàn thiện và trình bày báo cáo ĐTM: Báo cáo ĐTM phải được viết rõ ràng, logic, khoa học, khách quan và trung thực, tránh sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu. Báo cáo ĐTM phải bao gồm các nội dung chính sau: Tóm tắt báo cáo, giới thiệu dự án, đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường, đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục. Ngoài ra, báo cáo ĐTM phải được trình bày theo định dạng quy định và có đầy đủ các chứng từ, hồ sơ kèm theo.
Dịch vụ làm báo cáo ĐTM dự án thuỷ điện uy tín tại Polygreen
Polygreen là một trong những công ty tư vấn môi trường uy tín nhất hiện nay, chuyên cung cấp các dịch vụ về môi trường, bao gồm lập báo cáo và xin giấy phép môi trường. Polygreen được đánh giá cao trên thị trường nhờ sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình và chuyên nghiệp trong công việc, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, bất cứ lúc nào khách hàng cần.
Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề lập báo cáo ĐTM dự án thủy điện có thể liên hệ ngay với Polygreen để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. Không chỉ đảm bảo được chất lượng dịch vụ cung cấp, Polygreen còn được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn nhờ mức phí giao dịch cực kỳ phải chăng và hợp lý.
Bên cạnh việc hỗ trợ lập báo cáo, chúng tôi còn giúp khách hàng làm giấy đăng ký bảo vệ môi trường nếu như có nhu cầu. Do đó, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với Polygreen để được hỗ trợ và nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!
Như vậy, bài viết trên là những chia sẻ về quy trình lập báo cáo ĐTM dự án thủy điện và những thông tin liên quan bạn cần biết. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lập báo cáo để thuận lợi thi công nhà máy.
- Xử Lý Khí Thải Nhà Máy Cao Su (31.12.2023)
- Xử Lý Khí Thải Lò Hơi Đốt Củi (29.12.2023)
- Xử Lý Khí Thải Bằng Phương Pháp Ướt (20.12.2023)
- Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Vật Lý (20.12.2023)
- Xử Lý Nước Hồ Bơi (14.12.2023)
- Công Nghệ Nano Trong Xử Lý Nước Thải (13.12.2023)
- Cách Xử Lý Nước Nhiễm Sắt (06.12.2023)
- Bể Điều Hòa Trong Xử Lý Nước Thải (06.12.2023)