Xử lý nước thải là một quá trình quan trọng nhằm loại bỏ các chất gây ô nhiễm ra khỏi nguồn nước thải để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Trong đó, bể điều hòa là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải. Hãy cùng Công ty môi trường PolyGreen tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của bể điều hòa trong xử lý nước thải qua bài viết sau đây.
Bể điều hòa là gì?
Bể điều hòa là một trong những loại bể xử lý nước thải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình làm sạch nước thải trước khi xả ra môi trường. Bể điều hòa sẽ có nhiệm vụ khắc phục các sự cố, dao động lưu lượng và tải trọng dòng thải vào các công đoạn sau của hệ thống.
Phân loại bể điều hòa
Trong các công trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp hiện nay, có hai loại bể điều hòa được áp dụng rộng rãi nhất đó là:
- Bể điều hòa lưu lượng
- Bể điều hòa lưu lượng và chất lượng
Một số đặc điểm của bể điều hòa trong xử lý nước thải
- Kết cấu bê tông, đất và thép;
- Nếu bể được xây dựng bằng đất thì cần phải trang bị thêm tấm chống thấm;
- Độ dốc thành: 3:1 – 2:1;
- Độ sâu nước tối thiểu: 1.5 m;
- Có trang bị hệ thống báo mực nước tự động để bảo vệ máy bơm và máy khuấy;
- Bể điều hòa có thể được bố trí trên dòng thải hoặc ngoài dòng thải, tùy thuộc vào các phương án thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải.
Tầm quan trọng của bể điều hòa trong xử lý nước thải
Bể điều hòa đảm nhận vai trò duy trì nồng độ và lưu lượng nước thải ở mức ổn định trước khi dẫn nước thải vào các công đoạn xử lý tiếp theo. Bên cạnh đó, bể có khả năng chứa được nhiều loại nước thải khác nhau với thời gian lưu nước lên đến 24h.
Hầu hết các loại nước thải hiện nay đều có chứa một lượng lớn hợp chất hữu cơ phức tạp, vì vậy sự tồn tại của bể điều hòa đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm giảm tải và xử lý bớt một phần chất ô nhiễm ở các nguồn nước thải khác nhau.
Các chức năng chính của bể điều hòa bao gồm:
- Điều hòa nồng độ của các chất gây ô nhiễm có trong nước thải;
- Hạn chế tình trạng đóng cặn dưới đáy bể;
- Điều hòa lưu lượng của nguồn nước thải;
- Đảm bảo hệ thống xử lý luôn được vận hành liên tục và hiệu quả.
Tóm lại, bể điều hòa giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong quy trình làm sạch nước. Đồng thời bể cũng giúp tiết kiệm tối đa các chi phí sản xuất và vận hành của hệ thống xử lý nước thải.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể điều hòa xử lý nước thải
Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể điều hòa trong xử lý nước thải, hãy cùng Polygreen theo dõi tiếp phần nội dung dưới đây:
Cấu tạo của bể điều hòa xử lý nước thải
Bể điều hòa có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là phần bể chứa và hệ thống chống lắng cặn:
- Phần bể chứa: Phần bể chứa thường được xây dựng bằng bê tông, cốt thép. Thể tích của bể được xác định dựa trên biểu đồ lưu lượng và dao động nồng độ chất bẩn trong nguồn nước thải. Những nhà máy sản xuất không có biểu đồ về lượng nước thải có thể xác định thể tích bể dựa theo lưu lượng trong một ca sản xuất.
- Hệ thống chống lắng cặn: Bể điều hòa được đặt phía sau song chắn rác và bể lắng cát, vì vậy hệ thống chống lắng sẽ có chức năng ngăn chặn những hạt cát và cặn lắng xuống dưới đáy của bể. Hệ thống hoạt động bằng cách khuấy trộn khí nén (áp dụng với nguồn nước thải có nồng độ chất lơ lửng < 500 mg/l) hoặc khuấy trộn cơ học (áp dụng với nước thải có nồng độ chất lơ lửng > 500 mg/l).
Ngoài ra, bể điều hòa trong xử lý nước thải còn được trang bị thêm các thiết bị đi kèm như: Thiết bị lược rác, đồng hồ đo lưu lượng, đĩa thổi khí, ống thổi khí, thiết bị đo mực nước, thiết bị sục khí, máy khuấy trộn chìm, motor khuấy trộn, bơm nước thải, máy sục khí bề mặt.
Bể điều hòa hoạt động theo nguyên lý nào?
Bể điều hòa hoạt động dựa trên quá trình khuấy trộn và thổi khí thường xuyên với mục đích làm các chất không thể kết tủa và lắng cặn xuống đáy bể. Nước thải trước khi được đưa vào bể điều hòa cần phải được xử lý qua bể lắng cát để loại bỏ các chất rắn gây ảnh hưởng đến quá trình điều hòa lưu lượng và nồng độ của bể.
Bể điều hòa cần được thổi khí liên tục để ngăn chặn quá trình lên men khi lọc nước và hạn chế tình trạng phát sinh mùi hôi trong bể. Tốc độ thổi khí vào bể thường dao động từ 10 - 15 lít không khí/phút/m3.
Đánh giá ưu - nhược điểm của bể điều hòa trong xử lý nước thải
Bên cạnh những lợi ích tích cực, bể điều hòa cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Vì thế, trước khi quyết định xây dựng, chúng ta cần phải hiểu rõ về những ưu nhược điểm của loại bể này.
Ưu điểm
- Tăng cường quá trình xử lý sinh học và tránh được tình trạng quá tải.
- Có khả năng pha loãng chất gây ức chế sinh học và ổn định nồng độ pH của nước thải.
- Cải thiện chất bùn nén, đặc biệt là trong bể lắng 2, giúp bùn lắng hiệu quả và nhanh hơn.
- Giảm diện tích của bề mặt lọc và nâng cao hiệu quả cho quá trình lọc nước, giúp chu kỳ rửa lọc thực hiện đồng đều hơn.
- Hỗ trợ quá trình xử lý hóa học bằng cách bổ sung thêm hóa chất điều chỉnh giúp nguồn nước thải ổn định hơn.
Nhược điểm
- Chiếm dụng khá nhiều diện tích xây dựng.
- Chi phí đầu tư cao.
- Có thể phát sinh tình trạng mùi hôi trong bể. Đặc biệt, nếu công trình được xây dựng gần các khu dân cư cần phải có thêm thiết bị khử mùi chuyên dụng và được che chắn cẩn thận.
- Phải được khuấy trộn thường xuyên và bảo dưỡng thiết bị định kỳ.
Lưu ý quan trọng khi vận hành bể điều hòa trong xử lý nước thải
Bể điều hòa góp phần không nhỏ trong việc quyết định chất lượng của nguồn nước đầu ra và hiệu quả của toàn bộ quá trình xử lý. Vì vậy, khi vận hành bể điều hòa, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Thời gian bể hoạt động;
- Nhiệt độ của nước thải;
- Yêu cầu về mùi;
- Thành phần, tính chất ăn mòn của nguồn nước thải.
Ngoài ra, để thiết kế và thi công công trình này đạt hiệu quả, kỹ thuật cũng là một yếu tố quan trọng mà chúng ta cần quan tâm:
- Bể nên có kết cấu bằng bê tông, cốt thép;
- Sử dụng thêm tấm chống thấm nếu bể được xây dựng dưới hố đất;
- Độ dốc thành tường cần đảm bảo: 3:1 – 2:1;
- Độ sâu chứa nước tối thiểu là 1.5m;
- Nên lắp đặt thêm hệ thống báo mực nước tự động.
Như vậy, bài viết trên đây, Polygreen đã chia sẻ cho bạn tất cả các thông tin liên quan đến tầm quan trọng của bể điều hòa trong xử lý nước thải hiện nay. Nếu có nhu cầu thi công lắp đặt modul xử lý nước thải hoặc cần hỗ trợ làm giấy phép xả thải vào nguồn nước thì hãy liên hệ ngay với PolyGreen để được tư vấn chi tiết nhé.
- Cách Xử Lý Amoni Trong Nước Sinh Hoạt (30.11.2023)
- Các Hóa Chất Xử Lý Nước Thải (28.11.2023)
- Xử Lý COD Trong Nước Thải (24.11.2023)
- Xử Lý Nước Thải Nhà Bếp (24.11.2023)
- Dịch Vụ Đánh Giá Tác Động Môi Trường (17.11.2023)
- Bể Aerotank Là Gì? (17.11.2023)
- Nâng Cấp Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải (14.11.2023)
- Các Loại Vi Sinh Xử Lý Nước Thải (10.11.2023)