Nước thải là một trong những tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước. Để giảm thiểu tình trạng này, dòng thải phải được xử lý trước khi đưa ra môi trường. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp loại bỏ các yếu tố gây ô nhiễm, trong đó sử dụng hóa chất xử lý nước thải là phương pháp phổ biến nhất. Trong bài viết này, hãy cùng Công ty môi trường Polygreen tìm hiểu chi tiết về các loại hóa chất làm sạch nước hiệu quả và an toàn này nhé.
Hóa chất xử lý nước thải là gì?

Hóa chất xử lý nước thải là các loại hóa chất có khả năng tẩy màu, làm sạch nước trước khi xả thải ra môi trường. Theo đó, khi cho các hóa chất này vào nước thải, chúng sẽ phản ứng với các chất ô nhiễm để tạo ra nguồn nước đạt chuẩn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và hệ sinh thái của khu vực xung quanh.
Tùy thuộc vào những vấn đề tồn tại trong dòng thải và nhu cầu xử lý mà hóa chất xử lý nước thải sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau như hóa chất trợ lắng, hóa chất khử trùng, hóa chất keo tụ PAC, Polymer amoniac, hóa chất tẩy màu nước thải, hóa chất khử mùi, hóa chất điều chỉnh độ pH,...
Tổng hợp các loại hóa chất xử lý nước thải phổ biến hiện nay

Nước thải sinh hoạt, công nghiệp, trồng trọt, y tế,... đều chứa nhiều tạp chất gây ô nhiễm môi thường. Việc sử dụng hóa chất xử lý nguồn nước thải sao cho phù hợp để bảo vệ môi trường nước không bị ô nhiễm là vấn đề cần thiết và vô cùng quan trọng. Dưới đây là bảng tổng hợp các loại hóa chất làm sạch nước thải được sử dụng phổ biến hiện nay:
Nhóm hóa chất keo tụ, tạo bông
Hóa chất keo tụ sẽ bao gồm PAC, Polytetsu, phèn sắt, phèn nhôm,... tạo nên những bông cặn có kích thước lớn, tách khỏi dòng nước và lắng xuống đáy. Chính vì thế, phương pháp keo tụ - tạo bông là phương pháp xử lý tạp chất ở dạng lơ lửng, chất hòa tan vô cùng hiệu quả.
Tên hóa chất | Đặc điểm và tính chất | Ứng dụng |
PAC (Poly Aluminum Chloride) |
- Công thức: [Al2(OH)nCl6nxH2O]m. - Có dạng bột, có khả năng hòa tan trong nước tốt. |
Đây là hóa chất xử lý nước thải công nghiệp có chứa cặn lơ lửng như gạch, giấy, gốm sứ, nước nuôi trồng thủy sản,... |
Polytetsu |
- Công thức: [Fe2(OH)n(SO4)3n/2]m. - Dạng bột có màu vàng. |
- Sử dụng làm chất keo tụ, tạo bông, khử mùi nước thải. - Hỗ trợ làm giảm lượng BOD, COD có trong nước thải. - Loại bỏ phốt pho và những kim loại nặng. |
Phèn nhôm |
- Công thức: AM(SO4)2 với A là một cation, M là ion kim loại (hóa trị II). - Phèn nhôm thường có màu trắng đục, tồn tại ở dạng tinh thể. |
Đây là hóa chất xử lý nước thải sinh hoạt, hỗ trợ tạo keo tụ trong các muối độc hại. |
Phèn sắt |
- Công thức: Fe2(SO4)3.H2O - Phèn sắt tồn tại ở dạng tinh khiết, không màu và chuyển tím khi được hòa tan trong nước. |
Hóa chất này được ứng dụng trong việc xử lý nước thải xi mạ, công nghiệp,... với chức năng là làm chất keo tụ. |
Nhóm hóa chất trợ lắng
Hóa chất xử lý nước thải trợ lắng thường được dùng để giúp quá trình keo tụ các chất rắn lơ lửng trong nước thải diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Tên hóa chất | Đặc điểm và tính chất | Ứng dụng |
Polymer Cation |
- Công thức: (C3H5ON)n. - Có dạng bột màu trắng, không mùi và có khả năng hòa tan trong nước tốt. - Polymer Cation có độ nhớt, tính ăn mòn cao. - Hoạt động tốt trong cả hai môi trường bazơ và axit. |
Hóa chất này sẽ giúp loại bỏ dễ dàng các chất rắn ra khỏi nước thải. Được ứng dụng phổ biến trong việc xử lý nước thải sinh hoạt, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản,... |
Polymer Anion |
- Công thức: CONH2(CH2-CH-)n. - Có dạng bột màu trắng, không mùi và có khả năng hút ẩm mạnh, nở to khi gặp nước. |
Được sử dụng để kết lắng chất thải rắn lơ lửng trong dòng thải. Hỗ trợ làm khô bùn sau khi xử lý nước thải. |
Nhóm hóa chất trung hòa
Nồng độ pH sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình xử lý sinh học. Do đó, việc điều chỉnh pH về mức thích hợp là rất cần thiết khi làm sạch nước thải. Hóa chất làm trong nước thường được dùng để thay đổi độ pH là Natri Hydroxit và Acid Sunfuric.
Tên hóa chất | Đặc điểm và tính chất | Ứng dụng |
Xút vảy NaOH | Có dạng viên, màu trắng, không mùi, háo nước và dễ bị hấp thu bởi khí CO2. | Điều chỉnh nồng độ pH của dòng thải bằng cách phân hủy những sản phẩm phụ độc hại. Thường được sử dụng trong việc xử lý nước thải công nghiệp. |
Axit Sunfuric | Dạng chất lỏng, sánh tựa như dầu, không màu và không bay hơi. | Được sử dụng để điều chỉnh độ pH trong dòng thải các ngành công nghiệp nặng, phân bón, thuốc trừ sâu,... |
Nhóm hóa chất khử trùng
Khử trùng là công đoạn quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Hóa chất làm trong nước, khử trùng dòng thải chủ yếu là nước Javen, Chlorine, Clo,... Trong đó, người ta thường sử dụng Chlorine để khử trùng.
Tên hóa chất | Đặc điểm và tính chất | Ứng dụng |
Chlorine Aquait |
- Công thức: Ca(OCl)2 - Có dạng vảy nhỏ, màu trắng với tính oxi hóa và diệt khuẩn cao. |
Hóa chất xử lý nước thải này sẽ thường được ứng dụng phổ biến trong ngành thủy sản vì có tác dụng khử trùng, tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng. |
Nước Javen |
- Công thức: NaClO - Đây là hóa chất oxi hóa mạnh, kém bền và dễ phân hủy trước axit. |
Được sử dụng để khử trùng nước thải sinh hoạt, y tế,... |
Các loại hóa chất làm sạch nước thông dụng khác
Bên cạnh các hóa chất xử lý nước thải trên đây, người ta còn sử dụng Mật rỉ đường, Microbe-Lift để làm sạch dòng thải.
Tên hóa chất | Đặc điểm và tính chất | Ứng dụng |
Mật rỉ đường | Chất lỏng màu đen, đặc sánh. | - Bổ trợ cho việc nuôi vi sinh vật xử lý nước thải trong các bể hiếu khí. - Cung cấp cacbon hữu cơ cho vi sinh vật có trong hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. |
Microbe-Lift | Là quần thể các vi sinh vật xử lý nước thải, được nuôi cấy dưới dạng lỏng. | Hỗ trợ tăng khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ khó phân hủy và tăng khả năng tạo lắng cho các công đoạn sau |
Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp tối ưu hiện nay
Nước thải công nghiệp có thể làm sạch bằng nhiều phương pháp khác nhau nhằm loại bỏ triệt để các chất ô nhiễm trong nước thải, đồng thời đảm bảo thân thiện khi thải ra môi trường. Thông thường, người ta sẽ kết hợp các phương pháp xử lý nước thải lại với nhau để đạt hiệu quả xử lý tốt nhất.
Phương pháp | Đặc điểm |
Phương pháp hóa học |
- Đây là phương pháp xử lý nước thải thường được ứng dụng trong các ngành kim loại nặng, mực in, dệt nhuộm. xà phòng,... - Thường có hai phương án thực hiện:
|
Phương pháp sinh học | Đây là phương pháp dùng vi sinh vật để khử những chất hữu cơ độc hại, phù hợp trong việc xử lý nước thải từ các ngành công nghiệp có chứa thành phần hữu cơ. |
Phương pháp cơ học | Phương pháp sẽ loại bỏ các chất rắn, tạp chất có tỷ trọng và kích thước lớn. Thường được ứng dụng trong xử lý nước thải xi mạ kẽm, mạ crom,... hoặc dòng thải có chứa kim loại nặng. |
Phương pháp hóa lý | Đây là phương pháp kết hợp giữa hóa học - vật lý để loại bỏ bớt những tác nhân gây ô nhiễm có trong nước thải mà không thể xử lý được bằng bể lắng. Phương pháp hóa lý có hai công nghệ xử lý nổi trội là:
|
Phương pháp điện hóa | Đây là phương pháp hoạt động dựa trên việc sử dụng năng lượng điện và năng lượng hóa học để loại bỏ triệt để các chất độc hại có trong nước thải công nghiệp. Phương pháp điện hóa có hai công nghệ để xử lý chất độc hại là:
|
Việc sử dụng các hóa chất xử lý nước thải là một giải pháp hiệu quả để làm sạch dòng thải, giúp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ môi trường. Tùy theo loại tạp chất và mức độ ô nhiễm của nước thải mà bạn có thể lựa chọn loại hóa chất làm sạch nước thải phù hợp. Nếu bạn có nhu cầu nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải đã xuống cấp thì hãy liên hệ ngay đến Polygreen để được tư vấn giải pháp nhanh chóng nhất.
- Xử Lý COD Trong Nước Thải (24.11.2023)
- Xử Lý Nước Thải Nhà Bếp (24.11.2023)
- Dịch Vụ Đánh Giá Tác Động Môi Trường (17.11.2023)
- Bể Aerotank Là Gì? (17.11.2023)
- Nâng Cấp Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải (14.11.2023)
- Các Loại Vi Sinh Xử Lý Nước Thải (10.11.2023)
- Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Keo Tụ (09.11.2023)
- Các Loại Bể Xử Lý Nước Thải (01.11.2023)