Để đảm bảo hệ thống xử lý nước thải hoạt động hiệu quả và đạt tiêu chuẩn chất lượng, việc kiểm tra các chỉ số nước thải sau khi trải qua quy trình xử lý là rất cần thiết. Trong đó phải kể đến hai chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nước thải là BOD và COD. Vậy hai chỉ số BOD COD là gì và làm cách nào để xác định những chỉ số này? Cùng dịch vụ môi trường PolyGreen tìm hiểu qua bài viết sau.
BOD là gì?
BOD là từ viết tắt của Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand – nghĩa là lượng oxy tan trong nước cần thiết cho các sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Đây cũng là lượng oxy tan cần cho sự sống của các sinh vật như cá, thủy sinh, vi sinh vật.
Vi khuẩn, chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
Tuy nhiên, nếu BOD quá cao, nguồn thải không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Do đó, người ta sử dụng BOD là chỉ số để đánh giá chất lượng nước thải và dùng nhiều công nghệ cao hiện đại ngày này để xử lý nước thải được viết tắt là SBR, AAO, MBBR.
BOD được tính theo quy ước chung là lượng oxy chênh lệch theo mg/lít nước. Dưới đây là một số thông số BOD của các loại nước thải:
- Nước sinh hoạt: 100 – 200mg/l
- Chế biến thủy sản: 2.000 – 5.000 mg/l
- Sản xuất bia: 800 - 2.000 mg/l
- Sản xuất cao su: 3.000 – 10.000 mg/l
- Dệt nhuộm: 500 – 3.000 mg/l
Để thử nghiệm BOD, mẫu nước được pha loãng với nước đã khử ion và bão hòa oxy, sau đó thêm một lượng vi sinh vật nhất định và niêm phong mẫu thử để tránh oxi từ bên ngoài xâm nhập. Các mẫu thử sau khi niêm phong cần được đặt trong điều kiện tối với nhiệt độ xấp xỉ 20oC để ngăn quang hợp trong 5 ngày.
Xem thêm: Công nghệ SBR xử lý nước thải mới hiện nay
COD là gì?
COD là viết tắt của từ gì? COD trong nước thải là gì? COD là từ viết tắt của Chemical Oxygen Demand – nghĩa là lượng oxy cần dùng để oxy hóa các chất hóa học trong nước thải bao gồm cả hữu cơ và vô cơ.
Chỉ số COD được dùng phổ biến để ước lượng khối lượng các chất hữu cơ trong nước. Khi phân tích COD, ta thấy nó có vai trò giống như BOD, vì cả hai đều đo được chất hữu cơ trong nước. Vậy mối liên hệ giữa COD vs BOD là gì?
DO là viết tắt của "Dissolved Oxygen" đề cập đến lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước như (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh và côn trùng...). Chúng có nguồn gốc từ sự hòa tan trong không khí hoặc từ quá trình quang hợp của tảo. Giá trị DO trong nước phụ thuộc vào các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường nước. Nồng độ oxy tự do thường nằm trong khoảng từ 8 đến 10 ppm trong nước. Khi nồng độ DO giảm, các loài sinh vật nước thường trở nên ít hoạt động hoặc có thể bị tổn thương. Phân tích DO cung cấp thông tin quan trọng về mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra hiệu suất quá trình xử lý nước thải.
TSS là viết tắt của "Turbidity & Suspended Solids," tức là tổng chất rắn lơ lửng trong nước. Chỉ số này thường được đo bằng máy để đo độ đục của nước. Độ đục được tạo ra do sự tương tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo, vi sinh vật và các chất hữu cơ khác có trong nước. Những hạt chất rắn lơ lửng này phân tán ánh sáng và hấp thụ nó, sau đó phản xạ trở lại theo cách khác nhau, phụ thuộc vào kích thước, hình dáng và thành phần của chúng.
Mối quan hệ giữa BOD COD là gì?
BOD và COD đều là phương pháp để đo lượng Oxy trong nước do vi sinh vật tiêu thụ. Như vậy, BOD có lượng Oxy cần thiết và đáp ứng cho việc Oxy hóa 1 phần các hợp chất hữu cơ, để dễ phân hủy bởi vi sinh vật. Trong khi đó COD thường sẽ dùng chất Oxy hóa mạnh để Oxy hóa các chất hữu cơ các mẫu nước thải trong môi trường axit mạnh ở nhiệt độ thường.
Thời gian tính toán COD không bị ảnh hưởng bởi các vật liệu độc hại, thời gian thực hiện cho đến khi có kết quả là 2 – 3 giờ đồng hồ. Trong khi đó, với BOD thì phải mất 20 ngày, BOD5 thì khoảng 5 – 7 ngày.
Quá trình xác định COD được thực hiện cùng lúc với xác định BOD để ước lượng vật liệu hữu cơ không phân hủy sinh học trong nước thải. Trường hợp COD cao gấp đôi BOD thì xác định một lượng hữu cơ trong mẫu nước không bị phân hủy bởi sinh vật thông thường. Trong trường hợp nếu số lượng nước thải quá cao hãy gọi ngay các đơn vị xử lý nước thải nhanh nhất để không gây ra nhiều tổn thất.
Xem thêm: Công nghệ MBBR xử lý nước thải mới
Tỷ lệ BOD COD là gì? Và dùng BOD/COD để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải
Hầu hết các doanh nghiệp thường thắc mắc tỷ lệ đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải giữa BOD COD là gì? COD là lượng oxy cần dùng để oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ trong nước. Do đó, COD luôn cao hơn BOD. Vì thế, tỷ số BOD/COD luôn nhỏ hơn 1, thường dao động từ 0,5 đến 0,7. Tỷ số BOD/COD trong nước thải cho biết rõ tình trạng ô nhiễm nước thải của hệ thống.
Tỷ số BOD/COD càng thấp, chứng tỏ nước thải càng có nhiều chất hữu cơ khó phân hủy
Đối với loại nước này, quá trình xử lý sinh học sẽ không có hiệu quả. Do đó, cần dùng những biện pháp xử lý khác như keo tụ, tạo bông (phương pháp hóa lý) để phân hủy các hợp chất hữu cơ khó phân hủy và tăng tỷ số BOD/COD. Khi tỷ số BOD/COD >= 0,5, có thể dùng xử lý bằng sinh học cho hệ thống.
Tỷ số BOD/COD rất thấp hoặc bằng 0 nhưng không có nghĩa là nước thải không ô nhiễm
Nếu trong nước thải có các chất độc gây chết hoặc ức chế hoạt động của vi khuẩn, BOD có thể rất thấp, thậm chí bằng 0, nhưng COD trong nước thải này vẫn cao (ví dụ nước thải bệnh viện). Nếu dùng phương pháp sinh học để xử lý trước, vi sinh rất dễ bị sốc tải, hiệu quả xử lý không cao. Do đó, trong trường hợp này, cần có biện pháp phù hợp để khử độc tố cho vi khuẩn trước khi dùng phương pháp sinh học để xử lý nước thải.
Tỷ số BOD/COD của một số loại nước thải công nghiệp tiêu biểu
Tỷ số BOD COD là gì? Là cơ sở để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải, dựa vào đây để lựa chọn biện pháp xử lý nước thải hợp lý, hiệu quả. Tỷ số giữa BOD và COD sẽ khác nhau tùy theo loại nước thải. Theo đó, chỉ số BOD/COD trung bình trong nước thải một số ngành công nghiệp được quy định như sau:
Ngành công nghiệp | BOD (mgO2/L) | COD (mgO2/L) | BOD/COD |
Xi mạ | 550 | 1.400 | 0,39 |
Thực phẩm | 2.242 | 3.970 | 0,56 |
Dệt | 956 | 2.078 | 0,46 |
Giấy | 588 | 991 | 0,59 |
Bột giặt | 2.680 | 5.810 | 0,46 |
SX Đường | 1.850 | 3.844 | 0,48 |
Cao su | 3.000 | 4.477 | 0,67 |
Đo chỉ số BOD từ các nguồn nước không chỉ xác định được mức độ ô nhiễm của nguồn nước đó mà còn biết được khả năng tự làm sạch của chúng. Đây là nền tảng để tính toán các biện pháp xử lý cũng như xác định hiệu quả xử lý.
Phương pháp xác định BOD COD là gì?
Phương pháp xác định chỉ số BOD là gì?
Cách thực hiện thử nghiệm BOD yêu cầu sử dụng mẫu nước thử được pha loãng với nước đã khử ion và bão hòa oxy. Sau đó, thêm vào một lượng vi sinh vật mầm giống cố định, đo lượng oxy tan trong nước và niêm phong mẫu thử để tránh oxy từ không khí hòa tan thêm. Mẫu thử được để ở nhiệt độ 20°C trong điều kiện tối để ngăn quang hợp (nguồn cung cấp oxy không mong muốn) trong 5 ngày và sau đó đo lại lượng oxy tan trong nước. Chênh lệch giữa lượng DO (oxy tan trong nước) ban đầu và lượng DO cuối chính là giá trị của BOD. Giá trị BOD của mẫu đối chứng được trừ đi từ giá trị BOD của mẫu thử để chỉnh sai số nhằm đưa ra giá trị BOD chính xác của mẫu thử.
Hiện nay, đo BOD được thực hiện bằng phương pháp chai đo BOD Oxitop: Đặt chai trong tủ 20oC trong 5 ngày, BOD được đo tự động khi nhiệt độ đạt 20oC. Giá trị BOD được lưu tự động sau mỗi 24 giờ.
Xem thêm: Xử lý nước thải bằng công nghệ AAO
Phương pháp xác định chỉ số COD là gì?
Trước đây, pemanganat kali (KMnO4) là tác nhân oxy hóa mạnh được dùng để đo nhu cầu oxy hóa hóa học. Tuy nhiên, hiệu quả của pemanganat kali trong việc oxy hóa các hợp chất hữu cơ không ổn định. Điều này cho thấy rằng pemanganat kali không thể oxy hóa được tất cả các chất hữu cơ trong dung dịch nước, làm cho nó trở thành một tác nhân không tốt trong việc xác định chỉ số COD.
Sau đó, các tác nhân oxy hóa khác như ceri sulfat, iodat kali hay dicromat kali đã được dùng để xác định COD. Trong đó, dicromat kali (K2Cr2O7) mang lại hiệu quả cao nhất bởi giá rẻ, dễ dàng tinh chế và có khả năng oxy hóa cao (gần như mọi chất hữu cơ).
Phương pháp đo COD bằng tác nhân oxy hóa cho kết quả sau 3 giờ và số liệu COD có thể chuyển đổi sang BOD khi có đủ số lượng thí nghiệm để rút ra hệ số tương quan có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, việc kết hợp 2 loại số liệu BOD, COD cũng cho phép doanh nghiệp đánh giá lượng hữu cơ đối với sự phân hủy sinh học. Tham khảo thêm các mô hình modul xử lý nước thải của PolyGreen để giúp tối ưu về nước
Bài viết trên đây PolyGreen đã giải thích các khái niệm về BOD COD là gì cũng như phương pháp xác định các chỉ số này trong nước thải. Việc đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải hết sức quan trọng nên các doanh nghiệp cần xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường để tránh các vấn đề pháp lý và bảo vệ hệ sinh thái chung. Nếu quý khách có nhu cầu thi công hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH DV MÔI TRƯỜNG POLYGREEN
- Địa chỉ: 860/13B Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
- MST: 0313000713
- Điện thoại: Mr. Lộc 0919.086 459 - 0917.630 283 - 028 3773 2377
- Email: Polygreen@dichvumoitruong.vn
- Website: dichvumoitruong.vn
- Công Nghệ Xử Lý Nước Thải SBR (15.10.2023)
- Công nghệ AAO MBBR (13.10.2023)
- Mẫu Giấy Xác Nhận Đăng Ký Môi Trường (12.10.2023)
- Quy định biểu mức thu phí cấp giấy phép môi trường năm 2024 (10.10.2023)
- Cách Tính Lưu Lượng Nước Thải Sinh Hoạt (01.10.2023)
- Quy Chuẩn Nước Thải Sinh Hoạt (30.09.2023)
- Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp (29.09.2023)
- Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp (27.09.2023)