Công nghệ MBBR là công nghệ xử lý dòng thải sinh học hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và dễ vận hành. Chính vì thế, bể MBBR có vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của nước thải đến môi trường và sức khỏe con người. Hãy cùng Polygreen tìm hiểu MBBR là gì và ưu – nhược điểm của công nghệ MBBR trong xử lý nước thải.
Công nghệ sinh học MBBR là gì?
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) là quá trình xử lý nhân tạo thông qua việc áp dụng vật liệu làm giá thể cho vi sinh bám vào để sinh trưởng và phát triển. Vật liệu dùng để làm giá thể phải có tỷ trọng nhẹ hơn nước để đảm bảo điều kiện lơ lửng. Giá thể vi sinh MBBR sẽ hoạt động liên tục trong toàn thể tích bể nhờ vào cánh khuấy và các thiết bị thổi khí.
Công nghệ xử lý nước thải MBBR gồm hai loại là thiếu khí và hiếu khí nhằm phục vụ cho quá trình khử BOD, COD, Nitơ, Phốt pho,... có trong dòng thải. Đồng thời, công nghệ này còn sử dụng thiết bị MicroOrganism BioChips có công suất cao trong bể thiếu khí (Anoxic) và bể hiếu khí.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR
Nước thải sẽ đi vào bể MBBR sau khi đã qua quá trình xử lý sinh học kỵ khí và hóa học. Khi đó, cánh khuấy và các thiết bị thổi khí sẽ khuấy trộn các giá thể MBBR có trong bể nhằm đảm bảo giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục trong quá trình xử lý dòng thải. Những vi sinh vật này phát triển và bám dính trên bề mặt giá thể sẽ hỗ trợ thúc đẩy quá trình phân giải các chất hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật có thể là vi sinh hiếu khí, vi sinh yếm khí.
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBBR được đánh giá cao với hiệu quả khử Nitơ tốt hơn các công nghệ khác mà không cần sử dụng đến bể Anoxic. Bởi các loại vi sinh vật này sẽ phân hủy những chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ có trong dòng thải để sử dụng như một nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng. Nhờ có hệ vi sinh vật bám trên giá thể này mà phản ứng Denitrate và Nitrat hóa diễn ra với hiệu suất cao. Vì vậy, theo thuyết minh công nghệ MBBR trên thì đây cũng được xem là phương pháp tối ưu nhất khi xử lý nước thải.
Xem thêm: Nguyên lý hoạt động của công nghệ AAO trong xử lý nước thải
Ưu điểm – nhược điểm của công nghệ MBBR là gì?
Hiện nay, công nghệ MBBR được nhiều doanh nghiệp sản xuất ứng dụng để xây dựng công trình xử lý nước thải sinh học. Với sự kết hợp của màng sinh học và quá trình bùn than hoạt tính, nước thải được xử lý triệt để trước khi tiến hành xả ra môi trường. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải MBBR.
Ưu điểm của công nghệ MBBR
- Hệ vi sinh vật tồn tại bền vững và dễ phục hồi nhờ có màng MBBR sinh học.
- Mật độ vi sinh vật cao nên tải trọng hữu cơ của bể MBBR thiếu khí và hiếu khí sẽ cao hơn.
- Có nhiều chủng loại vi sinh vật đặc trưng.
- Tiết kiệm điện năng tiêu thụ và diện tích sử dụng.
- Hệ thống lắp đặt, vận hành đơn giản nên dễ dàng điều chỉnh công suất xử lý.
- Công nghệ xử lý MBBR đem đến hiệu suất xử lý BOD đạt 90%.
- Xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR ít phát sinh bùn cặn và hạn chế vấn đề nghẹt bơm.
- Có thể sử dụng trong bể kỵ khí và bể bể MBBR hiếu khí để nâng cao hiệu suất xử lý.
- Không cần hồi lưu, lưu trữ cặn bùn từ bể lắng.
Nhược điểm của công nghệ MBBR
Việc tính toán thiết kế bể MBBR đem lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp xử lý nước thải truyền thống nhưng cũng tồn tại một số hạn chế như:
- Công nghệ MBBR trong xử lý nước thải cần có thêm công trình lọc, lắng để đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra của dòng thải.
- Độ bám dính của hệ vi sinh sẽ phụ thuộc vào chất lượng của đệm MBBR.
- Sau một thời gian sử dụng, giá thể sẽ bị cũ dẫn đến nứt vỡ nên cần thay đổi giá thể MBBR thường xuyên.
Phạm vi ứng dụng công nghệ MBBR
Công nghệ MBBR đang được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực xử lý nước thải, nhất là những nguồn thải ô nhiễm sinh học và có nồng độ các hợp chất hữu cơ, BOD, Phốt pho, Nitơ,... cao như:
- Các nguồn nước thải sinh hoạt phát sinh khu dân cư, khách sạn, nhà hàng, trường học,...
- Dòng thải từ bệnh viện, phòng khám, trạm y tế,...
- Nước thải có nguồn gốc từ quá trình sản xuất, chế biến như nước thải thủy sản, nước thải công nghiệp, dòng thải dệt nhuộm,...
Đặc tính của giá thể vi sinh MBBR
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBBR không những đem lại hiệu quả cao mà còn tiết kiệm được diện tích xây dựng hệ thống. Mật độ vi sinh vật tồn tại trong dòng thải càng nhiều thì chất lượng xử lý nước của bể hiếu khí và bể Anoxic kết hợp MBBR càng cao.
Giá thể MBBR là gì?
Giá thể hay đệm vi sinh MBBR là một loại vật liệu bằng nhựa, có lỗ nhỏ và khá nhẹ. Các lỗ nhỏ này có công dụng tăng bề mặt tiếp xúc cho vi sinh vật bám vào và hỗ trợ công đoạn khuấy trộn lơ lửng trong nước. Chính vì vậy, tất cả các đệm MBBR bắt buộc phải có tỷ trọng nhẹ hơn tỷ trọng của nước.
Mật độ của giá thể trong bể là một yếu tố vô cùng quan trọng. Theo đó, cách tính giá thể MBBR để có thể chuyển động lơ lửng tốt nhất thì mật độ giá thể nên chiếm từ 25 – 50% thể tích bể, nhưng không quá 67%.
Tính chất của đệm vi sinh MBBR
Giá thể vi sinh MBBR có vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường cho vi sinh vật bám dính và phát triển, từ đó giúp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải. Dưới đây là một số tính chất của đệm MBBR:
- Chất lượng màng sinh học MBBR tốt nên khó bị rơi ra khỏi vật liệu.
- Khả năng bám dính tốt, kỵ nước cao.
- Xử lý dòng thải hiệu quả, nhất là khử Nitơ, BOD, COD, Phốt pho,...
- Không chiếm nhiều diện tích xây dựng bể xử lý.
- Có thể thả trực tiếp vào bể MBBR.
- Lượng cặn bùn phát sinh thấp.
- Chi phí bảo trì và vận hành thấp.
- Có thể sử dụng cho nhiều loại bể xử lý với nhiều hình dạng khác nhau.
Mô tả cách hoạt động của giá thể
Để hoàn thành cấu tạo bể MBBR một cách tối ưu thì nhân tố quan trọng không thể thiếu đó chính là những giá thể. Những đệm này được thiết kế có lớp màng biofilm để hỗ trợ vi sinh vật hoạt động và bám dính vào.
Cụ thể, sau khoảng 15 ngày - 20 ngày kể từ khi thả giá thể MBBR vào bể thì trên bề mặt đệm sẽ xuất hiện lớp màng sinh học tập hợp vi sinh vật. Các tạp chất cùng oxy sẽ được lớp màng này hấp thụ. Khi màng sinh học MBBR dày lên, lượng oxy sẽ tiếp xúc được hấp thụ với lớp ở ngoài nhiều hơn lớp ở giữa và trong cùng. Sự giảm oxy này qua các màng sinh học sẽ tạo ra môi trường thiếu khí và hiếu khí. Càng nhiều chủng loại vi sinh vật có trong bể thì càng làm tăng khả năng xử lý của công nghệ MBBR.
Khi lớp màng này dày lên đạt đến mức độ nhất định, màng MBBR sẽ bong ra tạo thành bùn và để lại một lớp mỏng dính lại trên giá thể. Lớp này vẫn sẽ tiếp tục chu kỳ hấp thụ và lọc sạch chất bẩn.
Polygreen – Đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp về dịch vụ môi trường
Polygreen là một công ty thi công hệ thống xử lý nước thải uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường. Sau nhiều năm hoạt động trên thị trường, chúng tôi đã thực hiện thành công hàng trăm dự án xử lý môi trường cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tại Việt Nam.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, Polygreen cam kết mang lại cho khách hàng những giải pháp về môi trường phù hợp, chất lượng cao và an toàn. Chính vì thế, chúng tôi luôn cập nhật công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Cụ thể, các dịch vụ môi trường của Polygreen bao gồm việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, quản lý chất thải, tư vấn và giám sát môi trường. Đặc biệt, chúng tôi luôn đặt mục tiêu tối ưu hóa chi phí cho khách hàng, cung cấp hệ thống lắp đăt Modul xử lý nước thải và các gói dịch vụ với mức giá cạnh tranh nhất. Hãy để Polygreen trở thành đối tác tin cậy và đồng hành với doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
Để tăng cường hiệu quả xử lý nước thải, đặc biệt là loại bỏ Nitơ và Phốt pho, công nghệ MBBR được ứng dụng ngày càng phổ biến. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ môi trường uy tín, hãy liên hệ với Polygreen. Chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề về môi trường một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.