Quan trắc nước thải công nghiệp là một hoạt động quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Việc thực hiện quan trắc dòng thải sẽ giúp cơ quan chức năng đánh giá chính xác tình trạng nước thải, từ đó điều chỉnh, phân tích và kiểm soát ô nhiễm hiệu quả hơn. Trong bài viết này, Polygreen sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về quan trắc môi trường nước thải công nghiệp.
Quan trắc nước thải công nghiệp là hoạt động gì?
Quan trắc nước thải công nghiệp là hoạt động theo dõi chất lượng của môi trường nước với một tần suất định. Việc thực hiện quan trắc nước thải nhằm mục đích đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng nước và đưa ra những cảnh báo về tác động của hoạt động xả thải ra môi trường. Thông qua công đoạn này, các tổ chức, doanh nghiệp còn có thể phân tích được chất lượng và hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải.
Theo quy định về quan trắc nước thải, các tổ chức, doanh nghiệp sau đây buộc phải thực hiện công đoạn quan trắc:
-
Các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất được phân loại có nguy cơ gây ra ô nhiễm và có lượng xả thải trên 500m3/24 giờ.
-
Các doanh nghiệp, cơ sở xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại,... thuộc quy mô cấp tính và có phát sinh nước thải công nghiệp hoặc thuộc nhóm đối tượng bắt buộc phải nộp báo cáo đánh giá tác động của môi trường.
-
Các cơ sở, dịch vụ không thuộc các nhóm đối tượng theo quy định nhưng lại có quy mô xả thải hơn 1,000m3/24 giờ.
Đối tượng và tần suất quan trắc nước thải theo quy định
Theo quy định về quan trắc nước thải công nghiệp, đối tượng và tần suất quan trắc dòng thải sẽ bao gồm:
-
Các cơ sở, dự án hay khu công nghiệp đang vận hành có công suất, quy mô tương đương với đối tượng bắt buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và phát sinh lượng nước thải từ 20m3/24 giờ trở lên (trừ trường hợp có giấy phép đấu nối nước thải vào nguồn nước tập trung của khu công nghiệp). Tần suất quan trắc nước thải công nghiệp định kỳ sẽ được quy định tùy theo đặc thù nước thải của từng lĩnh vực, thông thường là 3 tháng/lần.
-
Các cơ sở, dự án hay khu công nghiệp đang vận hành có công suất, quy mô tương đương với đối tượng đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và phát sinh lượng nước thải từ 20m3/24 giờ trở lên trở lên (trừ trường hợp đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp). Tần suất quan trắc nước thải định kỳ sẽ được Bộ Tài nguyên – Môi trường quy định tùy theo đặc thù nước thải của từng lĩnh vực, thông thường là 6 tháng/lần.
-
Các cơ sở, doanh nghiệp 2 trường hợp trên có đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp bắt buộc phải thực hiện quan trắc định kỳ. Tuy nhiên, hoạt động này phải phù hợp với quy định của chủ đầu tư và cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp.
-
Đối với các cơ sở, dự án không nằm trong các trường hợp trên được khuyến khích quan trắc nước thải công nghiệp định kỳ.
Công đoạn quan trắc là cơ sở để đánh giá hệ thống xử lý nước thải. Trong trường hợp nước thải sau khi xử lý vượt quá tiêu chuẩn quy định thì phải thực hiện rà soát, kiểm tra, nâng cấp và bảo trì các công trình xử lý nước thải để dòng thải đạt quy chuẩn nước thải công nghiệp về chất lượng trước khi xả thải ra môi trường.
Các thông số về quan trắc nước thải môi trường sẽ dựa theo quy chuẩn kỹ thuật địa phương hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Riêng với những loại hình sản xuất đặc thù thì thông số quan trắc nước thải sẽ được quy định bởi Bộ Tài nguyên – Môi trường. Quá trình quan trắc được thực hiện chủ yếu bằng thiết bị đo lưu lượng và đồng hồ.
Những đối tượng cần quan trắc môi trường nước thải công nghiệp liên tục
Trừ các trường hợp nuôi trồng thủy sản, đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp, xử lý nước thải công nghiệp bằng bể tách riêng với hệ thống chung, các cơ sở, doanh nghiệp có nước làm mát không sử dụng hóa chất khử trùng hoặc cơ sở khai thác khoáng sản thì đều bắt buộc thực hiện quan trắc nước thải liên tục và tự động. Cụ thể, những đối tượng cần quan trắc tự động được quy định như sau:
-
Khu công nghiệp, cơ sở tập trung trong khu công nghiệp nhưng không đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
-
Các cơ sở, dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo Phụ lục IIa Mục I của Nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy mô xả thải từ 500m3/24 giờ trở lên.
-
Các dự án xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại quy mô cấp tỉnh, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có phát sinh nước rỉ rác, nước thải công nghiệp ra môi trường và thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
-
Các dự án không thuộc hai trường hợp đầu tiên và có quy mô xả thải hơn 1,000m3/24 giờ.
-
Các dự án bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi xả thải vượt tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường có tái phạm nhiều lần.
- Các dự án thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Vai trò của việc thực hiện quan trắc môi trường nước thải công nghiệp
Ở nước ta, mỗi ngày có hàng chục mét khối nước thải xả ra môi trường ngoài. Chính vì thế, để kiểm soát chất lượng dòng thải, các chủ đầu tư đã thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải liên tục, tự động. Nhược điểm lớn nhất của trạm này là chỉ có thể theo dõi 4 thông số gồm TSS, COD, DO và pH nên những số liệu gửi về Bộ Tài nguyên - Môi trường chưa thật sự chính xác. Việc sai số này nếu diễn ra quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc lập báo cáo quan trắc nước thải môi trường của doanh nghiệp.
Hiện tại, các thiết bị quan trắc nước thải đều được đầu tư đồng bộ và cải tiến để thực hiện tốt chức năng giám sát, quản lý môi trường. Đặc biệt, các trạm quan trắc này đều có hệ thống camera giám sát và thiết bị lấy mẫu nước thải hoàn toàn tự động. Khi có thông số vượt quá ngưỡng cho phép, hệ thống này sẽ cảnh báo bằng email. Chính vì thế, các doanh nghiệp có thể kiểm soát và thực hiện tốt công tác kiểm tra nguồn nước.
Nhờ vào hiệu quả của công tác quan trắc nước thải công nghiệp, nhà nước đã tiết kiệm được thời gian và chi phí trong suốt quá trình thanh tra, kiểm tra. Những số liệu quan trắc nước thải tự động sẽ là cơ sở quan trọng phục vụ công tác quản lý và xử lý môi trường. Việc thực hiện quan trắc theo đúng quy định của pháp luật sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác tình trạng ô nhiễm nước thải, từ đó có các biện pháp quản lý ô nhiễm hiệu quả hơn.
Các quy định về quan trắc nước thải công nghiệp
Các quy định của nhà nước về quan trắc nước thải căn cứ theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP gồm một số nội dung sau:
-
Các đối tượng thuộc phạm vi lắp đặt hệ thống quan trắc dòng thải tự động gồm thiết bị lấy mẫu, thiết bị quan trắc, camera giám sát để truyền số liệu, dữ liệu về Sở Tài nguyên – Môi trường.
-
Camera theo dõi phải được thử nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm định theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng của pháp luật.
-
Bắt buộc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải công nghiệp trước khi đưa dự án vào hoạt động.
Căn cứ theo pháp lý về thông số quan trắc nước thải công nghiệp một số ngành
Để công tác quan trắc môi trường nước thải công nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất, các doanh nghiệp cần xác định và phân loại từng chỉ tiêu trong mỗi ngành nghề hoặc lĩnh vực cụ thể.
Ngành nghề/Lĩnh vực |
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia |
Thông số quan trắc |
Ngành may mặc, dệt nhuộm |
Quy chuẩn QCVN 13-MT:2015/BTNMT |
Bao gồm nhiệt độ, pH, BOD5, COD, độ màu, TSS, Xyanua, Clo dư, Crom và chất hoạt động bề mặt |
Ngành giấy và bột giấy |
Quy chuẩn QCVN 12:2015/BTNMT |
Bao gồm nhiệt độ, độ màu, pH, TSS, BOD5, COD, Dioxin và Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (AOX) |
Ngành sản xuất thép |
Quy chuẩn QCVN 52:2017/BTNMT |
Bao gồm độ màu, pH, BOD5, COD, TSS, nhiệt độ, tổng Xyanua, tổng phenol, tổng Nitơ, tổng Photpho, tổng dầu mỡ khoáng, Amoni, S2-, F-, Hg, Zn, Ni, Mn, Fe, Cr6+, Cr, Pb, Cd, Cu. |
Tại sao nên chọn Polygreen là đơn vị thực hiện quan trắc nước thải công nghiệp?
Polygreen là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ về tư vấn bảo vệ môi trường, bao gồm hoạt động quan trắc nước thải công nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, cùng đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, Polygreen tự tin mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu nhất về môi trường và đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Polygreen cung cấp các dịch vụ quan trắc chất lượng, uy tín và chuyên nghiệp. Chúng tôi sử dụng các thiết bị hiện đại, chính xác để đo lường các chỉ số nước thải như: cảm biến đo pH, nhiệt độ, cảm biến đo DO kỹ thuật số, sensor đo tổng chất rắn lơ lửng TSS, thiết bị đo Nitrat, thiết bị đo COD, TOC,... để mang đến dữ liệu chính xác nhất về tay khách hàng.
Polygreen luôn cam kết mang lại cho khách hàng những giải pháp quan trắc nước thải hiệu quả, an toàn và bền vững.
-
Hệ thống quan trắc nước thải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu từ Bộ Tài nguyên – Môi trường.
-
Hệ thống quan trắc được thiết kế linh hoạt, đáp ứng theo yêu cầu từng công trình thực tế.
-
Cung cấp các kết quả đo lường chuẩn xác, nhanh chóng, giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời.
-
Chi phí cạnh tranh, tiết kiệm, đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ nhiệt tình.
Quan trắc nước thải công nghiệp đã và đang trở thành một phần quan trọng của quản lý môi trường và bảo vệ tài nguyên nước. Do đó, hoạt động quan trắc cần được thực hiện và đánh giá một cách cẩn thận theo các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như quy định được ban hành bởi Bộ Tài nguyên & Môi trường. Hãy liên hệ với Polygreen để được tư vấn và báo giá quan trắc môi trường nước thải công nghiệp chi tiết nhất.
- Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp (27.09.2023)
- Xử Lý Nước Thải Xi Mạ (27.09.2023)
- Quy Chuẩn Nước Thải Công Nghiệp (25.09.2023)
- Các Loại Giấy Phép Môi Trường (13.09.2023)
- Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm (24.08.2023)
- Xử Lý Nước Cấp Sinh Hoạt (24.08.2023)
- Xử Lý Nước Thải Mực In (18.08.2023)
- Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Đô Thị (18.08.2023)