Nước thải sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ của con người. Do đó, việc xử lý nước thải sinh hoạt đô thị cần được thực hiện đúng theo quy định mỗi kỳ để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và tránh gây ô nhiễm môi trường. Hiện tại, Polygreen chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo an toàn, tiết kiệm với công nghệ vận hành hiện đại.
Tổng quan về xử lý nước thải sinh hoạt đô thị
Nước thải đô thị là nguồn nước được thải ra sau khi sử dụng từ các hoạt động xử lý nước cấp sinh hoạt hoặc là hỗn hợp các nguồn nước sau khi sử dụng từ các hộ gia đình, nhà máy và nước mưa. Nguồn nước này được đánh giá là độc hại, tác động xấu đến sức khoẻ con người và cảnh quan đô thị nên cần được xử lý trước khi thải ra môi trường. Cùng Polygreen tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về nước thải đô thị và các vấn đề liên quan.
Nước thải đô thị là gì?
Nước thải đô thị là nguồn nước được thải ra sau quá trình sử dụng từ các hộ dân, nhà máy, các hoạt động dịch vụ hoặc các khu công nghiệp. Nước thải đô thị có nồng độ phốt pho, cacbon và nitơ cao bên cạnh những hoá chất độc hại khác như vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Do đó, nước thải đô thị được xếp vào những chất độc hại cần được khử trùng để đảm bảo cho sức khoẻ cộng đồng và môi trường.
Thành phần nước thải đô thị
Nước thải đô thị được đánh giá là loại nước thải có thành phần phức tạp nhất trong số các loại nước thải. Theo đó, nước thải đô thị được chia thành 4 loại chính, bao gồm: Nước thải sinh hoạt, nước thải tự nhiên, nước thải sản xuất và nước thải thấm qua.
- Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt, các khu thương mại, khu vui chơi, dịch vụ,... ước tính chiếm khoảng từ 50-60% trong tổng lượng nước thải đô thị.
- Xếp thứ 2 là nước thải sản xuất chiếm khoảng 30 - 36% trong tổng lượng nước thải đô thị là loại nước thải ra từ các hoạt động của các nhà máy hoặc xí nghiệp sản xuất.
- Với khoảng 10 - 14%, nước thải tự nhiên là loại nước đã bị ô nhiễm bởi các tác động của con người từ các nguồn như ao hồ, sông suối, kênh rạch.
- Cuối cùng là nguồn nước thải thấm qua, được ước tính là chiếm khoảng 10 - 14%, phổ biến nhất là nước mưa thấm qua hệ thống cống rãnh.
Nước thải đô thị có 2 thành phần chính là hỗn hợp chất hữu cơ (52%), các chất vô cơ và các vi khuẩn khác (48%). Cụ thể:
- Các chất lơ lửng: Bao gồm chất khoáng (25%) và các chất hữu cơ (75%), chúng đều được gọi là chất bay hơi.
- Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD): Thể hiện cho lượng oxy đủ để có thể oxy hóa, giúp hòa tan và phân hủy sinh học các chất có dạng hạt, đưa về dạng CO2 và Nước.
- Nhu cầu oxy sinh học trên 5 ngày (BOD5): Đây là là mức độ oxy mà vi khuẩn dùng để tiêu thụ sau 5 ngày phản ứng, với mục đích phân huỷ các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học.
- Nitơ Kjeldahl (NK): Tổng hàm lượng của nitơ hữu cơ, nitơ amoniac, N-NO 2 - (nitơ nitrít) và N-NO 3 - (nitơ nitrát). Hai dạng nitơ sau không có trong nước thải đô thị thô.
- Nitơ toàn cầu (NGL): Bao gồm tổng hàm lượng chất nitơ hữu cơ, nitơ amoniac, nitơ nitrit (N-NO2-) và nitơ nitrat (N-NO3-).
- Tổng số phốt pho (Pt): Bao gồm cả photpho vô cơ và hữu cơ.
- Các chất khác: Bao gồm các chất từ mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại,... nhưng có nồng độ thấp hơn. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các chất này cũng đang được báo động.
- Các vi sinh vật khác: Có nguồn gốc chính từ phân và đặc biệt là những vi sinh vật mang bệnh.
Ảnh hưởng của nước thải đô thị đối với môi trường như thế nào?
Việc xả nước thải đô thị chưa qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Nước thải đô thị chứa nhiều chất có hại như chất hữu cơ, chất vô cơ, vi khuẩn, vi sinh vật, kim loại nặng và các chất khác. Nếu không xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường, nguồn nước thải sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến hệ sinh thái nước ngọt và nước biển, khả năng tái tạo của nguồn nước và môi trường sống.
Ngoài ra, việc xả trực tiếp nước thải đô thị ra môi trường còn làm tăng khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm. Không chỉ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh mà nó còn làm mất mỹ quan, giảm giá trị sử dụng của nguồn nước đối với các mục đích như giải trí, du lịch, chăn nuôi, thuỷ sản,...
Do đó, cần có giấy phép xả thải vào nguồn nước trước khi được xả thải và trạm xử lý nước thải khu đô thị đạt chuẩn để không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cư dân đô thị, môi trường nước và môi trường sống.
Cơ chế hoạt động của hệ thống nước thải đô thị
Để đảm bảo việc xử lý nước thải sinh hoạt đô thị an toàn, chuyên nghiệp và hiệu quả, các khu đô thị cần sở hữu các công trình và công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đô thị đạt chuẩn.
Nguồn nước thải từ hệ thống thoát nước và các cống thoát nước sinh hoạt sẽ được dẫn chung, sau đó đưa xuống các đường ống dẫn nước thải được đặt dưới lòng đất. Tiếp đến, nguồn nước tiếp tục được dẫn đến các đường ống lớn hơn và đến trạm xử lý nước thải ngầm khu đô thị tại các nhà máy.
Nhằm tối ưu hoạt động, các công trình xử lý nên được bố trí ở các vùng trũng thấp để lợi dụng tác dụng của trọng lực di chuyển toàn bộ nguồn nước. Trong trường hợp hệ thống được đặt ở các đường ống nằm trên dốc thì cần công cụ hỗ trợ như máy bơm, máy mài hoặc trạm nâng để đưa nước thải lên dốc dễ dàng hơn.
Quy trình xử lý nước thải đô thị
Thực hiện xử lý nước thải bao gồm 2 tác vụ chính là: Làm sạch nước thải và xử lý nguồn cặn phát sinh trong quá trình làm sạch nước thải. Quy trình công nghệ xử lý nước thải đô thị được thực hiện lý tưởng nhất theo các công đoạn sau:
1. Giai đoạn xử lý sơ bộ
Thực hiện khử các chất độc hại có trong nguồn nước thải, dùng biện pháp hoá học hoặc hoá lý để đảm bảo điều kiện xử lý tốt nhất.
2. Giai đoạn xử lý sơ cấp
Lọc các loại rác thải sơ bộ bằng cách loại bỏ các túi ni lông, thức ăn thừa, chất thải rắn để tối ưu hoá quá trình xử lý. Tiếp tục lọc các chất thải rắn thông qua tấm lưới lọc để chúng có thể lắng xuống đáy nơi chứa như ao hồ, sông suối. Khoảng 50% chất thải rắn (chất hữu cơ, vi khuẩn,..) sẽ được lọc trong giai đoạn này và sau đó được đưa đến các lò đốt hoặc bãi chôn lấp. Hệ thống sẽ xử lý phần nước thải sau khi được lọc bằng clo để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và thải ra ngoài để đến bước xử lý tiếp theo.
3. Giai đoạn xử lý thứ cấp (xử lý bậc hai)
Trong giai đoạn này, hệ thống xử lý nước thải đô thị sẽ sử dụng bể sục khí để tiêu diệt tối đa các chất hữu cơ còn sót lại trong nước thải. Phần nước thải sau đó sẽ được vận chuyển sang bể lắng để loại bỏ triệt để vi khuẩn. Sau khi thực hiện các bước này sẽ xử lý được khoảng 90% các chất gây hại. Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn xử lý sinh học.
4. Giai đoạn xử lý hoàn toàn/triệt để (xử lý bậc 3)
Để hoàn tất các phương pháp xử lý nước thải đô thị, các cơ sở xử lý nước thải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để kết thúc quy trình này. Các phương pháp xử lý ở giai đoạn này bao gồm xử lý luống học (sử dụng bộ lọc sỏi trồng) và xử lý hoá học để loại bỏ các chất có hại như photpho và nitơ có trong nguồn nước thải. Sau khi sử dụng clo để tiếp tục khử trùng cho nguồn nước thải lần cuối thì nước sẽ đạt đủ tiêu chuẩn để thải ra môi trường.
Tại sao nên chọn dịch vụ thi công xử lý nước thải đô thị tại Polygreen?
Thi công xử lý nước thải đô thị đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ con người và cảnh quan môi trường. Do đó, quá trình xử lý cần được đảm nhiệm bởi những đơn vị chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu.
Polygreen tự hào là đơn vị chịu trách nhiệm thi công và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp, cung cấp các công nghệ xử lý nước thải khu đô thị với quy mô hoạt động trên toàn quốc, có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong việc lắp đặt, sửa chữa vận hành hệ thống xử lý nước thải hiện đại và tiên tiến nhất.
Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên tư vấn tận tình, đội ngũ kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu để giải đáp mọi thắc mắc, hỗ trợ khách hàng kịp thời, chu đáo cũng như mang đến những giải pháp môi trường tốt nhất. Đến với Polygreen, quý khách sẽ được cam kết về chất lượng dịch vụ cũng như tính hiệu quả và chi phí tối ưu.
Để biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt đô thị nói riêng và các dịch vụ về quy định giấy phép môi trường khác, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3773 2377 hoặc email Polygreen@dichvumoitruong.vn để được tư vấn tốt nhất.
- Hầm Biogas Trong Chăn Nuôi (18.08.2023)
- Xử Lý Nước Thải Trạm Trộn Bê Tông (13.08.2023)
- Xử Lý Khí Thải SO2 (13.08.2023)
- Module Xử Lý Nước Thải (05.08.2023)
- Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi (04.08.2023)
- Số Liệu Quan Trắc Môi Trường Không Khí Ở TP Hồ Chí Minh (26.07.2023)
- Hợp tác trong lĩnh vực môi trường cùng khách sạn New World Sài Gòn (14.08.2018)
- CÔNG NGHỆ AAO TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT (09.10.2019)