Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong nước thải giết mổ gia súc, gia cầm chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, nếu không được đưa vào hệ thống xử lý trước khi xả ra ngoài sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường cực kỳ nghiêm trọng. Vậy, hiện nay có những công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm nào? Tất cả sẽ được Polygreen bật mí trong bài viết sau đây.
Đặc trưng của nước thải giết mổ gia súc, gia cầm
Trong nước thải giết mổ gia súc, gia cầm thường chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng cao được biểu thị qua các thông số như: COD, BOD5, SS,… cùng nồng độ N và P lớn. Trong đó, hàm lượng chất hữu cơ chiếm đến 75% gồm hydrat carbon, protein, acid amin, chất béo và các dẫn xuất có trong phân và thức ăn thừa. Còn lại, các chất vô cơ trong nước thải sẽ chiếm khoảng 20 - 30%, bao gồm đất, cát, phân urê, chlorua, SO42-,…
Tại sao phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm?
Có thể thấy, một trong những thực phẩm chủ yếu cung cấp cho con người hằng ngày chính là thịt từ động vật, đặc biệt là gia súc, gia cầm. Để đáp ứng nhu cầu từ xã hội, nhiều lò giết mổ gia súc, gia cầm với quy mô lớn nhỏ cũng từ đó mà hình thành. Thế nhưng, nếu lượng lớn nước thải giết mổ gia súc, gia cầm không được kiểm soát chặt chẽ và xử lý đúng cách sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm lúc này là việc làm vô cùng cần thiết.
Các phương pháp xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm
Trước khi đi tìm hiểu các công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm được ứng dụng phổ biến hiện nay thì hãy cùng Polygreen điểm qua một vài phương pháp xử lý nước thải giết mổ nhé:
- Phương pháp vật lý: Trong nước thải giết mổ gia súc, gia cầm thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để loại bỏ các chất này ra khỏi nước thải, người ta thường áp dụng phương pháp cơ học như: Sàng lọc qua lưới chắn rác, lắng dưới tác động của trọng lực hoặc lực ly tâm, tuyển nổi. Để lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp, bạn cần xem xét đến các yếu tố như: Kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất, lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch.
- Phương pháp sinh học: Công nghệ sinh học được áp dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ như: H2S, Sunfit, ammonia, Nito… dựa trên hoạt động của vi sinh vật nhằm phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm.
- Phương pháp hóa học và hóa lý: Đây là phương pháp xử lý nước thải giết mổ gia cầm, gia súc bằng cách trung hòa nước thải, keo tụ tạo bông, oxy hóa fenton, khử trùng hóa chất,...
Công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm hiệu quả nhất
Các công nghệ được ứng dụng để xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm
Các tạp chất lẫn trong nước thải giết mổ gia súc gia cầm như: Máu, thịt, lông, phân,... đều là những chất lửng lơ khó tan nên cần được loại bỏ bằng phương pháp hóa lý. Trong đó, công nghệ AAO (Anaerobic – Anoxic – Oxic) được xem là giải pháp tối ưu nhất để xử lý nồng độ của các chỉ số COD BOD và khí nitơ ra khỏi nước thải.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm
Trong công nghệ xử lý nước thải AAO, nước thải giết mổ gia súc, gia cầm sẽ được đưa qua song chắn rác nhằm loại bỏ đi chất thải rắn trước khi về hố thu. Nước thải từ hố thu sau đó sẽ được đưa về bể điều hòa.
Bể điều hòa: Bể điều hòa đóng vai trò trong việc điều chỉnh lưu lượng và nồng độ ô nhiễm có trong nước thải. Máy thổi khí được sử dụng để cung cấp khí liên tục, giúp kích thích sự xáo trộn và giảm thiểu mùi hôi thối có trong nước thải.
Bể tuyển nổi: Tại đây, nước thải và khí cấp sẽ được dẫn qua bình tạo áp để hoà tan không khí trong nước. Các bóng li ti được tạo ra sẽ cho khả năng bám dính vào cặn, mỡ và nổi lên trên mặt nước. Sau đó, chúng sẽ được thu bằng thiết bị cào ván bùn để đưa về bể chứa mỡ. Lúc này, các cặn bẩn có trọng lượng nặng sẽ lắng đọng xuống đáy bể và được bơm về bể chứa bùn theo định kỳ.
Bể UASB: Nơi diễn ra quá trình thủy phân tạo ra các khí CO2, CH4, H2S sẽ bám vào các hạt bùn nổi lên trên bề mặt. Sau đó, thiết bị tách pha sẽ được sử dụng để phân chia các pha rắn - lỏng - khí. Bùn chứa khí sẽ rơi xuống lại tầng bùn, trong khi khí sinh học được đưa về hệ thống thu khí biogas. Nước thải sau đó sẽ chảy về bể Anoxic qua máng răng cưa.
Bể Anoxic: Nước thải từ bể UASB tiếp tục chảy qua bể Anoxic để diễn ra quá trình nitrat hóa và photphorit.
Bể Aerotank: Tại bể Aerotank, khí được cấp liên tục bằng máy thổi khí nhằm tạo điều kiện cho vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
Bể lắng: Nước thải từ bể Aerotank tiếp tục chảy tràn qua bể lắng sinh học. Nước thải chứa bùn sẽ đi theo ống lắng trung tâm chảy xuống dưới đáy bể, sau đó di chuyển ngược lên trên theo máng thu nước để chảy vào bể khử trùng. Bùn lắng sẽ được tuần hoàn về bể Anoxic và Aerotank, còn bùn thải sẽ được bơm lại về bể chứa bùn.
Bể khử trùng: Ở giai đoạn này, Clorin được bơm vào bể khử trùng nhằm ngăn chặn phản ứng trao đổi chất của vi sinh vật gây hại và tiêu diệt hết chúng.
Bể lọc áp lực: Tại đây, bơm lọc sẽ bơm nước thải qua bồn lọc áp lực. Trong đó, ba lớp có trong bồn lọc gồm: Cát, thạch anh và than hoạt tính có tác dụng loại bỏ các chất lơ lửng khó lắng ở bể lắng. Nước thải sau khi xử lý đã đạt đủ tiêu chuẩn sẽ được đưa qua nguồn tiếp nhận.
Bể chứa bùn và bể chứa dầu mỡ: Bùn trong bể chứa bùn sẽ được áp tách thông qua máy ép bùn. Cuối cùng, bùn thải và dầu mỡ sẽ được các đơn vị chức năng đem gom xử lý theo định kỳ.
Có thể nói, toàn bộ quy trình công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm đều được vận hành theo một hệ thống khép kín. Điều này nhằm đảm bảo nước thải sẽ được xử lý một cách hiệu quả trước khi xả ra môi trường.
Polygreen - Đơn xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm uy tín, đạt chuẩn
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn giải pháp, thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm trên toàn quốc. Polygreen luôn tự hào khi là đối tác đáng tin cậy trong việc ứng dụng các trang thiết bị hiện đại cùng công nghệ tiên tiến đạt chuẩn vào quy trình xử lý nước thải. Từ đó, đem đến những giải pháp toàn diện và hiệu quả cho doanh nghiệp, cũng như góp phần làm giảm thiểu các tác động tiêu cực của nước thải đến với môi trường.
Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm tại Polygreen
- Thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp hợp khối không chỉ giúp tiết kiệm diện tích mà còn làm tăng tính thẩm mỹ cũng như an toàn hơn trong quá trình vận hành.
- Giá thành thi công và lắp đặt hệ thống công khai và minh bạch.
- Tại Polygreen, chúng tôi luôn triển khai vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa vào thực tế.
- Nước thải sau khi xử lý đảm bảo đạt chuẩn theo quy định xả thải của nhà nước và có thể tái sử dụng nước vào những mục đích khác nhau.
- Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải đã xuống cấp nếu như khách hàng có nhu cầu.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn các thông tin liên quan đến công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng, qua bài viết này, có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình vận hành của hệ thống xử lý nước thải giết mổ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc lắp đặt và thi công hệ thống xả thải, bạn vui lòng liên hệ đến Polygreen qua các phương thức sau đây:
Công Ty TNHH Dịch Vụ Môi Trường Polygreen
- Địa chỉ: 860/12B Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
- Hotline: 028 3773 2377 – 0919 086 459 – 0917 630 283
- Website: https://dichvumoitruong.vn/.
- Xử Lý Nước Thải Phòng Khám Nha Khoa (26.02.2024)
- Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Chung Cư (22.02.2024)
- Bể ASBR Trong Xử Lý Nước Thải (21.02.2024)
- Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Rửa Xe (21.02.2024)
- Lập Báo Cáo ĐTM Dự Án Khách Sạn (24.01.2024)
- Lập Báo Cáo ĐTM Khu Công Nghiệp (24.01.2024)
- Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo (19.01.2024)
- Báo Cáo ĐTM Nhà Máy Xi Măng (09.01.2024)