Trong ngành công nghiệp chế biến mủ cao su, việc xử lý nước thải là một thách thức lớn đối với các nhà máy. Nước thải từ quá trình sản xuất mủ cao su chứa nhiều chất độc hại và gây ô nhiễm môi trường. Để giảm thiểu tác động tiêu cực về vấn đề này, các nhà máy đang nỗ lực áp dụng các hệ thống xử lý nước thải hiệu quả nhất. Trong bài viết này, hãy cùng công ty tư vấn môi trường Polygreen tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su tốt nhất 2024.
Nguồn gốc, ảnh hưởng của nước thải chế biến mủ cao su với môi trường
Trước khi tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải trong chế biến mủ cao su, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguồn gốc, đặc tính và ảnh hưởng của nước thải mủ cao su với môi trường.
Nguồn gốc của nước thải nhà máy cao su
Nguồn gốc của nước thải từ nhà máy chế biến cao su có thể được phân loại dựa trên các quy trình sản xuất và chế biến cụ thể như sau:
- Quy trình chế biến mủ khối: Nước thải phát sinh từ quá trình chiết mủ và xử lý mủ để tạo thành mủ khối.
- Quá trình chế biến và sản xuất mủ skim: Nước thải gồm các chất còn lại sau khi tách mủ skim từ mủ cao su tổng hợp.
- Quy trình sản xuất mủ cao su: Nước thải từ việc chế biến mủ cao su trong quá trình đánh đông, cán tạo tờ, băm cốm và rửa máy móc thiết bị.
- Quá trình chế biến mủ ly tâm: Nước thải được tạo ra từ quá trình ly tâm để tách cao su từ nước và các chất cặn.
Đặc tính của nước thải nhà máy cao su
Nước thải từ nhà máy chế biến cao su thường có những đặc tính sau:
- Nồng độ pH thường dao động từ 4,2 đến 5,2, thể hiện tính axit của nước thải.
- Đến 90% chất thải rắn trong nước thải có khả năng bay hơi, góp phần vào ô nhiễm không khí.
- Hàm lượng nitơ và amoniac cao, có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước.
- Có chứa nhiều protein dễ phân hủy trong nước thải, gây ra mùi hôi khó chịu. Đồng thời, quá trình phân hủy protein này còn tạo ra các khí như H2S, NH3, CH3COOH...
- Nước thải có hàm lượng phospho cao, cũng như nồng độ BOD (Demand Oxygen Biological) và COD (Chemical Oxygen Demand) cao, gây nên mức độ ô nhiễm hữu cơ và vô cơ trong nước.
Các đặc tính trên đều có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Để giảm thiểu mùi hôi và nguy cơ ô nhiễm môi trường, việc xử lý nước thải chế biến mủ cao su là điều cần thiết.
Những ảnh hưởng của nước thải chế biến mủ cao su với môi trường
Nước thải từ quá trình chế biến mủ cao su có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đối với môi trường như:
- Nước thải chứa các hợp chất hữu cơ và vô cơ có hại cho nguồn nước, làm giảm chất lượng nước, ảnh hưởng đến sinh thái của các hệ thống sông, suối và hồ.
- Sự phân hủy chất hữu cơ trong nước thải có thể giảm hàm lượng oxy hòa tan, ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật trong môi trường nước.
- Sự tăng lên đột ngột của các chất dinh dưỡng có thể gây ra sự phát triển quá mức của tảo nước xanh, gây mất cân bằng sinh học và ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước.
- Nước thải có mùi hôi khó chịu và khi bay hơi, có thể gây ô nhiễm không khí xung quanh.
- Tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, gây ra các vấn đề về hô hấp và da.
Những ảnh hưởng này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xử lý nước thải chế biến mủ cao su để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su phổ biến hiện nay
Dưới đây là các phương pháp xử lý nước thải cao su thiên nhiên phổ biến hiện nay:
Phương pháp cơ học
Phương pháp cơ học trong xử lý nước thải cao su thiên nhiên là sử dụng các thiết bị lọc, song hay lưới chắn rác để giữ lại các chất rắn có kích thước lớn và không hòa tan được trong nước. Đồng thời, các thiết bị này cũng có thể ngăn chặn được các chất rắn lơ lửng dưới tác động của trọng lực và lực ly tâm.
Phương pháp hoá học và hoá lý
- Phương pháp xử lý nước thải chế biến mủ cao su hóa học thường được sử dụng các hợp chất như KOH, NAOH để đưa độ pH về mức thích hợp (6,5 - 8,5).
- Phương pháp hóa lý được áp dụng để keo tụ và tạo thành bông từ các chất lơ lửng trong nước thải, giúp chúng lắng xuống dưới đáy và có thể thu gom để xử lý riêng biệt.
Kỹ thuật xử lý sinh học
Kỹ thuật xử lý nước thải chế biến mủ cao su sinh học nhằm sử dụng các nhóm vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải. Có hai loại vi sinh vật phổ biến là vi sinh vật hiếu khí (hoạt động trong môi trường cần có oxy liên tục) và vi sinh vật kỵ khí (hoạt động trong môi trường không có oxy) .
Kỹ thuật xử lý này mang lại nhiều hiệu quả như giảm nồng độ COD, BOD, chất rắn hoà tan và chất rắn cơ bản trong nước thải. Đồng thời, cũng giúp kiểm soát mùi hôi và nâng cao hiệu suất làm việc của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su.
>>> Tìm hiểu thêm: Vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải
Quy trình xử lý nước thải chế biến mủ cao su chi tiết
Quy trình xử lý nước thải chế biến mủ cao su bao gồm các bước cơ bản như sau:
Xử lý cơ học ban đầu
Việc sử dụng song, lưới chắn rác nhằm loại bỏ và giảm lượng chất thải rắn như cành cây, lá cây và các tạp chất khác trong nước thải. Bên cạnh đó, áp dụng phương pháp cơ học ban đầu để xử lý nước thải chế biến mủ cao su giúp tránh tắc nghẽn đường ống và giảm áp lực đối với các công trình xử lý nước phía sau. Đặc biệt, bạn có thể tham khảo cách lắp đăt modul xử lý nước thải để giảm tắc nghẽn trong quá trình vận hành.
Gạn mủ
Mục đích của việc gạn mủ là nhằm loại bỏ những lớp mủ cao su đang nổi trên bề mặt nước. Quá trình gạn mủ cũng giúp cho các quy trình xử lý nước tiếp theo được hoạt động một cách trơn tru hơn.
Keo tụ, tạo bông
Quy trình xử lý nước thải nhà máy cao su này, người ta sẽ cho vào trong bể một loại hoá chất như phèn hay Polymer để xử lý các loại chất rắn lơ lửng. Dưới tác động của hoá chất, các tạp chất này sẽ di chuyển và kết dính lại với nhau thành những bông bùn lớn.
Bể lắng sơ cấp
Bể lắng sơ cấp có mục đích chính là loại bỏ các bông bùn trong nước thải. Thông qua quá trình keo tụ, bông bùn sẽ lắng xuống dưới đáy bể do tác động của trọng lực, từ đó cặn bẩn được thu gom và loại bỏ khỏi nước thải.
Cụm xử lý sinh học
Trong cụm xử lý sinh học sẽ diễn 2 quá trình chính là phân hủy kỵ khí và phân hủy hiếu khí.
Trong bể UASB, quá trình phân hủy kỵ khí sẽ được diễn ra mà không cần sử dụng oxy. Nước thải khi tiếp xúc với bùn kỵ khí sẽ gặp phản ứng thủy phân và axit hóa tạo ra methane.
Sau đó, nước thải được chuyển tới bể Aerotank. Tại đây, các vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng oxy để phân hủy các chất hữu cơ và tạo ra năng lượng cho sự phát triển. Cụm xử lý nước thải chế biến mủ cao su sinh học này giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm môi trường như Nitơ, BOD,...
Bể lắng 2
Bể lắng 2 được phân thành 3 vùng lắng cơ bản:
- Vùng mặt nước.
- Vùng lắng.
- Vùng chứa các chất cặn bã.
Trong quá trình này, các bông bùn sẽ di chuyển và kết dính với nhau, tạo thành các bông cặn có kích thước lớn hơn. Sau đó, chúng tiếp xúc với tấm ván Lamella được đặt dưới dòng nước và chuyển tới bể chứa bùn.
Tách bùn
Quá trình tách bùn là quá trình tách nước và bùn ra khỏi nhau. Tại bể chứa bùn, bùn bị lắng phía dưới sẽ được tách riêng ra với nước để xử lý chuyên biệt.
Polygreen - Địa chỉ lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su uy tín hiện nay
Công ty tư vấn môi trường - Polygreen là địa chỉ uy tín và đáng tin cậy trong lĩnh vực lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp xử lý nước thải cao su thiên nhiên hiệu quả, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
Polygreen không chỉ chú trọng vào việc lắp đặt và công nghệ xử lý nước thải cao su, mà còn đảm bảo hiệu quả vận hành lâu dài của các thiết bị. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng từ các khâu tư vấn, thiết kế đến vận hành và bảo dưỡng sau khi triển khai dự án.
Đặc biệt, với tiêu chí "Chất lượng là uy tín", Polygreen luôn cam kết đem lại sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất cho khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng là niềm tự hào và động lực lớn nhất của Polygreen trong mỗi dự án.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thi công hệ thống xử lý nước thải hay làm giấy phép môi trường. Hãy đến với công ty Polygreen để trải nghiệm sự chuyên nghiệp và đẳng cấp trong lĩnh vực xử lý nước thải. Chúng tôi luôn sẵn lòng đồng hành cùng các cá nhân/doanh nghiệp trong hành trình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về quy trình xử lý nước thải chế biến mủ cao su. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu quý khách có nhu cầu tư vấn và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cao su.
Công Ty TNHH Dịch Vụ Môi Trường Polygreen
- Hotline: 028 3773 2377 – 0919 086 459 – 0917 630 283
- Website: dichvumoitruong.vn
- Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Phòng Thí Nghiệm Tối Ưu Nhất 2024 (13.03.2024)
- Bể Composite Xử Lý Nước Thải (29.02.2024)
- Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc, Gia Cầm (28.02.2024)
- Xử Lý Nước Thải Phòng Khám Nha Khoa (26.02.2024)
- Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Chung Cư (22.02.2024)
- Bể ASBR Trong Xử Lý Nước Thải (21.02.2024)
- Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Rửa Xe (21.02.2024)
- Lập Báo Cáo ĐTM Dự Án Khách Sạn (24.01.2024)