Chất thải y tế là một trong những nhóm rác thải có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Phân loại chất thải trong ngành y tế là điều cần thiết để tránh bị thương, lây nhiễm cho người khác đồng thời giảm thiểu rủi ro ra môi trường. Hãy cùng công ty môi trường Polygreen tìm hiểu chi tiết về các loại chất thải trong y tế là gì, cách phân loại và xử lý rác thải y tế trong bài viết dưới đây.
Khái niệm về chất thải y tế
Chất thải ngành y tế là những loại chất thải đưa ra môi trường phát sinh từ những hoạt động nghiên cứu, khám chữa bệnh hàng ngày của các cơ sở y tế. Chất thải có thể bao gồm cả chất thải rắn y tế, chất lỏng và khí thải, nước thải.
Các chất thải trong y tế sẽ được phân loại ra từng nhóm riêng và thu gom, xử lý từng loại sao cho đúng để tránh trở thành nguồn lây lan bệnh tật ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Tìm hiểu cách phân loại rác thải y tế là điều nên làm để biết cách xử lý chất thải đúng, tránh ảnh hưởng đến môi trường.
Tên thường gọi của rác thải y tế có thể là:
- Chất thải y tế
- Chất thải sinh học
- Chất thải lâm sàng
- Chất thải nguy hiểm sinh học
- Chất thải trong y tế có kiểm soát
- Chất thải truyền nhiễm trong y tế
Lý do cần phân loại chất thải y tế
Ngoài việc tìm hiểu chất thải trong y tế là gì, lý do cần phân loại các chất thải này cũng là điều nhiều người quan tâm. Những lý do bạn cần phân loại chất thải từ y tế như sau:
- Để tránh bị thương hay lây nhiễm cho nhân viên trong công tác thu gom và xử lý.
- Tránh tình trạng chất thải có nguy cơ lây nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Giảm thiểu rủi ro đối với môi trường.
- Phân loại giúp quản lý chất thải một cách hiệu quả, đảm bảo chất thải nguy hại không lẫn vào chất thải thông thường.
Sự nguy hiểm của rác thải y tế
Chất thải y tế tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, bao gồm:
- Chất thải có thể chứa vi sinh vật gây bệnh, có khả năng lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Kim tiêm và các vật sắc nhọn khác có thể gây thương tích và nhiễm trùng nếu không được xử lý cẩn thận.
- Các loại hóa chất và thuốc men trong chất thải có thể gây độc hại nếu không được xử lý đúng cách.
- Một số chất thải ngành y tế có thể chứa chất phóng xạ, gây nguy hiểm nếu không được kiểm soát.
- Chất thải y tế không được xử lý đúng cách có thể thấm vào đất và nguồn nước, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Nguyên tắc phân loại chất thải trong y tế
Theo quy định về quản lý chất thải trong y tế, những nguyên tắc cần phải tuân thủ bao gồm:
- Trong ngành y tế, những chất thải cần được phân loại ngay tại nơi và thời điểm phát sinh.
- Mỗi loại chất thải y tế cần được phân loại riêng vào bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phù hợp.
- Trường hợp chất thải lây nhiễm lẫn với chất thải khác, hỗn hợp chất thải đó phải được thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải
Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế nên tuân theo các quy định sau:
- Tại khoa, phòng, bộ phận: Tại các phòng ban trong các cơ sở y tế cần bố trí một vị trí phân loại chất thải thích hợp đảm bảo an toàn và tiện lợi để đặt bao bì cũng như thiết bị lưu trữ.
- Tại vị trí đặt: Phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải để đảm bảo an toàn.
Thiết bị lưu chứa chất thải trong ngành này phải bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải. Dung cụ này cần có khả năng chống thấm tốt có kích thước phù hợp. Điều này giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình xử lý các chất thải ngành y tế.
Phân loại 5 nhóm chất thải y tế
Trong lĩnh vực y tế, có thể chia thành 5 nhóm chất thải như sau:
Phân loại chất thải lây nhiễm
Chất thải lây nhiễm bao gồm các vật liệu có thể chứa vi sinh vật gây bệnh, thường thấm hoặc dính máu và dịch cơ thể, bao gồm:
- Kim tiêm đã sử dụng và những vật dụng y tế sắc nhọn.
- Bông, băng, gạc, găng tay thấm máu hoặc dịch cơ thể.
- Vỏ lọ vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực.
- Chất thải lây nhiễm dạng lỏng như dịch dẫn lưu sau phẫu thuật.
Phân loại chất thải nguy hại không lây nhiễm
Những chất thải y tế được phân loại vào nhóm không lây nhiễm bao gồm:
- Hóa chất thải bỏ, dược phẩm thải bỏ gây độc tế bào.
- Thiết bị y tế hỏng có chứa thủy ngân, cadimi.
- Dung dịch rửa phim X-Quang.
Phân loại chất thải rắn thông thường
Chất thải thông thường là chất thải không nguy hại và không lây nhiễm, bao gồm:
- Chất thải y tế sinh hoạt từ hoạt động hàng ngày của cơ sở y tế.
- Chất thải ngoại cảnh như giấy, nhựa, thủy tinh không nhiễm khuẩn.
Phân loại khí thải
Khí thải từ cơ sở y tế có thể bao gồm:
- Khí thải ngưng tụ từ việc đốt chất thải trong cơ sở y tế.
- Khí thải từ quá trình sử dụng các loại khí trong y tế.
Phân loại chất thải lỏng không nguy hại
Chất thải y tế được phân loại trong nhóm chất thải không nguy hại dạng lỏng bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt từ cơ sở y tế không chứa chất lây nhiễm hoặc nguy hại.
- Nước rửa tay, nước rửa thiết bị không nhiễm khuẩn.
Thực trạng xử lý rác thải y tế hiện nay
Theo báo cáo công tác quản lý chất thải ngành y tế, tình trạng xử lý rác thải y tế hiện nay của nước ta như sau:
- Phát thải chất thải rắn y tế (CTRYT) từ các bệnh viện hạng 1 trung bình là 1,7 kg/giường bệnh/ngày, trong đó chất thải nguy hại là 0,24 kg/giường bệnh/ngày.
- Bệnh viện tuyến Trung ương có số lượng chất thải y tế nhiều hơn rất nhiều so với các bệnh viện tuyến tỉnh và nhu cầu xử lý chất thải cao hơn.
- Quy trình xử lý rác thải y tế tại Việt Nam đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao và lượng rác thải y tế tăng cao mỗi ngày, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh vừa qua.
- Một số bệnh viện, đặc biệt là các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, chưa có thi công hệ thống xử lý nước thải và chất thải.
Để cải thiện tình hình, Việt Nam cần tiếp tục phát triển các giải pháp quản lý và xử lý rác thải y tế phòng thí nghiệm, bệnh viện hiệu quả, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ sở y tế trong việc xử lý chất thải này.
Quy định về xử lý rác thải y tế
Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế có quy định giấy phép môi trường về các vấn đề xử lý rác thải y tế. Quy định về xử lý rác thải y tế tại Việt Nam được chi tiết hóa trong Thông tư 20/2021/TT-BYT của Bộ Y tế. Một số điểm chính cần nắm rõ như:
- Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định chi tiết việc phân loại, thu gom và quản lý chất thải.
- Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho cơ sở y tế bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm có phát sinh chất thải.
Những loại thùng rác y tế phù hợp với từng loại rác thải y tế
Việc phân loại rác thải y tế được thực hiện theo các quy định về màu sắc của thùng rác, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quản lý chất thải. Các loại thùng rác y tế phù hợp với từng loại rác thải như sau:
- Thùng rác màu vàng: Dùng để chứa chất thải y tế nguy hại có tính lây nhiễm.
- Thùng rác màu đen: Dành cho chất thải nguy hại không lây nhiễm.
- Thùng rác màu xanh: Sử dụng để chứa chất thải rắn thông thường.
- Thùng rác màu trắng: Dùng để chứa chất thải trong y tế có khả năng tái chế.
- Thùng rác màu xám: Có thể được sử dụng để chứa chất thải y tế thông thường còn lại
Kế hoạch xử lý rác thải y tế đúng cách
Để xử lý rác thải y tế một cách an toàn và hiệu quả, cần có một kế hoạch chi tiết và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý chất thải y tế. Dưới đây là các bước cụ thể:
Thu gom chất thải ngành y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
Chất thải y tế cần được phân loại ngay tại nơi phát sinh và thu gom một cách cẩn thận để tránh sự lây lan của các chất độc hại và nguy cơ nhiễm khuẩn. Các cơ sở y tế cần có khu vực lưu giữ chất thải tạm thời trước khi chuyển đến nơi xử lý cuối cùng
Thu gom chất thải lây nhiễm
Chất thải lây nhiễm bao gồm các vật liệu thấm hoặc dính máu và các chất lỏng cơ thể khác, cũng như các vật liệu chứa vi sinh vật gây bệnh. Chúng cần được thu gom và lưu giữ riêng biệt, trong các thùng rác có nắp đậy kín và dán nhãn rõ ràng
Thu gom nguy hại không lây nhiễm
Chất thải nguy hại không lây nhiễm, bao gồm các chất thải hóa học và dược phẩm cần được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp hoặc thùng chứa phù hợp để tránh rò rỉ và phát tán ra môi trường.
Thu gom các chất thải khác
Ngoài rác thải y tế, cần phải quản lý các loại chất thải khác như nhựa dùng một lần và rác thải sinh hoạt. Việc thu gom và xử lý chúng cần tuân thủ các quy trình phân loại, vận chuyển và tái chế để giảm thiểu tác động đến môi trường.
Xử lý chất thải y tế không đúng bị xử phạt như thế nào?
Việc xử phạt cụ thể có thể phụ thuộc vào mức độ vi phạm và quy định tại thời điểm vi phạm. Mức xử phạt về cơ bản như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt y tế không đúng nơi quy định.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải y tế không đúng nơi quy định.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Polygreen - đơn vị xử lý chất thải y tế uy tín, chất lượng
Polygreen là công ty tư vấn môi trường chuyên cung cấp những giải pháp, dịch vụ xử lý nước thải hàng đầu tại Việt Nam trong những năm vừa qua. Công ty nhận thi công, xây dựng và cung cấp các giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải công nghiệp với năng suất cao và giá thành phải chăng.
Các hệ thống xử lý nước thải do Polygreen tư vấn luôn đảm bảo phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Polygreen có đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp và đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm sẵn sàng mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất hiện nay.
Bài viết trên là những chia sẻ về chất thải y tế, phân loại và cách xử lý triệt để. Hãy liên hệ với Polygreen để tham khảo thêm về dịch vụ xử lý rác thải chất lượng với mức giá ưu đãi nhất thị trường hiện nay.
Công Ty TNHH Dịch Vụ Môi Trường Polygreen
- Hotline: 028 3773 2377 – 0919 086 459 – 0917 630 283
- Website: dichvumoitruong.vn
- Quy Trình Xử Lý Nước Thải Nhà Hàng Khách Sạn Đạt Chuẩn (15.03.2024)
- Xử Lý Nước Thải Bằng Vi Tảo Chlorella Vulgaris (14.03.2024)
- Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Chế Biến Mủ Cao Su Tối Ưu Nhất Năm 2024 (13.03.2024)
- Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Phòng Thí Nghiệm Tối Ưu Nhất 2024 (13.03.2024)
- Bể Composite Xử Lý Nước Thải (29.02.2024)
- Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc, Gia Cầm (28.02.2024)
- Xử Lý Nước Thải Phòng Khám Nha Khoa (26.02.2024)
- Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Chung Cư (22.02.2024)