Nước thải có độ mặn cao khi xả trực tiếp ra môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngọt ở sông, suối. Hệ sinh thái nước ngọt như rong rêu, cá, tôm, cua sống tự nhiên hay nuôi trồng cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Chính vì điều này, xử lý nước thải độ mặn cao trước khi xả thải là điều bắt buộc. Công ty môi trường Polygreen chia sẻ đến bạn 4 giải pháp xử lý mang đến hiệu quả tối ưu, tiết kiệm chi phí và vận hành đơn giản.
Tìm hiểu chung về nước thải có độ mặn cao
Độ mặn và thành phần các chất hóa học có trong nước thải phụ thuộc lớn vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm và quy trình công nghiệp. Mức độ mặn của nước phần lớn là do muối vô cơ gốc clorua của ion kim loại natri gây nên.
Nước thải có độ mặn cao là gì?
Nước thải có độ mặn cao là nước có chứa lượng lớn các chất muối hòa tan, chủ yếu là NaCl vượt ngưỡng cho phép. Hàm lượng muối NaCl trong nước đo được thường đạt mức 20 – 30g/l trở lên. Vì vậy cần xử lý nước thải độ mặn cao đúng cách để nồng độ NaCl nằm ở phạm vi phù hợp.
Nguồn gốc của nước thải nhiễm mặn
Nước thải nhiễm mặn có nguồn gốc từ nhiều hoạt động khác nhau như:
- Quá trình khai thác mỏ: đặc biệt là những mỏ muối tự nhiên có khả năng tạo ra nước thải với độ mặn cao. Bên cạnh muối, nước còn có chứa nhiều khoáng chất khác.
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: trong quá trình trồng trọt, việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu quá mức dẫn đến sự tích tụ khoáng chất và muối. Hiện tượng này diễn ra ở cả trường hợp nuôi trồng ngoài trời và trong nhà kính.
- Công nghiệp hóa chất: nhà máy hóa chất và công nghiệp chế biến thường tạo ra nước thải chứa nhiều muối và các hợp chất hóa học độc hại với nguồn nước và môi trường.
- Nước thải từ công trình xử lý nước: trong quá trình xử lý nước, đặc biệt là khi áp dụng phương pháp màng lọc thì sản phẩm tạo thành có chứa nhiều muối và khoáng.
- Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn cất đông.
Thành phần của nước thải có độ mặn cao
Thành phần các chất khi xử lý nước thải độ mặn cao thường gặp phải bao gồm;
- Muối NaCl với hàm lượng cao, trung bình từ 3 – 30g/l.
- Chất hữu cơ.
- Các muối vô cơ khác.
Một số ảnh hưởng của nồng độ mặn cao trong nước tới vi sinh
Việc chưa xử lý nước thải nhiễm mặn đã xả thải trực tiếp ra môi trường sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực sau:
- Làm biến đổi môi trường sống ở nơi xả thải trực tiếp. Biểu hiện dễ thấy là đất nhiễm mặn, cây trồng không thể sinh sôi phát triển, các loài thủy sinh tự nhiên như tôm, cua, cá, rong, rêu sống trong nước ngọt không thể tồn tại.
- Làm nguồn nước ngọt bị ô nhiễm và nhiễm mặn. Nếu con người thường xuyên sử dụng nguồn nước nhiễm nước thải thì ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như đau bụng, tiêu chảy, mất nước.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động công nghiệp như ăn mòn và rỉ sét đường ống, thiết bị trên và trong lòng đất.
- Nước nhiễm mặn ảnh hưởng xấu đến hoạt động nông nghiệp, khiến cây trồng không thể phát triển hay phát triển còi cọc, giảm năng suất.
- Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các loài sinh vật, vi sinh vật xung quanh khu xả thải.
Một số phương pháp xử lý nước thải nhiễm mặn
Hiện nay, hoạt động xử lý nước thải độ mặn cao được tiến hành với 4 giải pháp khác nhau. Mỗi giải pháp đều có quy trình và hệ thống xử lý riêng biệt.
Chưng cất nhiệt
Chưng cất nhiệt là phương pháp xử lý nước nhiễm mặn đơn giản nhất trong 4 giải pháp được đưa ra. Với cách này, nước thải được mang đun sôi đến khi bốc hơi hoàn toàn hơi nước. Hơi nước lúc này được dẫn thoát ra qua đường ống, được làm lạnh để ngưng tụ thành dạng lỏng rồi được thải ra môi trường hoặc qua quá trình xử lý tiếp theo. Phần còn lại trong nồi đun là muối có hàm lượng cao. Chúng tiếp tục được xử lý để phục vụ cho những mục đích khác. Ưu điểm của phương pháp xử lý là có thể áp dụng cho nước thải mặn ở mọi nồng độ. Tuy nhiên, hạn chế là chi phí cao, nước sau xử lý không giữ được khoáng chất tốt. Do vậy, chưng cất nhiệt thường không được các doanh nghiệp áp dụng.
Điện phân
Phương pháp xử lý nước thải độ mặn cao bằng cách điện phân làm loại bỏ ion Na+ và ion Cl- ra khỏi nước. Nhờ đó, hàm lượng của nước được giảm đi gần như hoàn toàn. Thiết bị cần chuẩn bị cho hoạt động điện phân gồm hai thanh than chì hoặc dây sắt có tính dẫn điện cao. Chúng được phủ lớp điện cực cacbon bên ngoài để tạo thành cực âm và cực dương. Khi tiến hành điện phân, người ta kết nối hệ thống với nguồn điện. Khi điện áp chênh lệch giữa hai dây nhỏ, ở mức 1 – 2V sẽ tạo thành cực âm dương hút lấy các ion theo nguyên tắc trái dấu. Trong phương pháp này, các ion được loại bỏ hiệu quả ra khỏi dung dịch. Tuy nhiên, quá trình thực hiện lại tiêu tốn nhiều năng lượng điện để hệ thống làm việc liên tục.
Thẩm thấu ngược RO
Thẩm thấu ngược RO là giải pháp xử lý nước thải độ mặn cao phổ biến ngày này. Trong cách này, người ta sử dụng máy xử lý nước mặn và màng lọc RO để giảm hàm lượng muối NaCl.
Trong quá trình thực hiện, máy tăng áp giúp tạo ra áp lực để đẩy nước qua các màng lọc. Cặn bẩn và ion trong nước thải bị giữ lại trên tấm màng. Nước sạch được lọc qua đã ở trong giới hạn mặn cho phép và được dẫn ra ngoài môi trường.
Quy trình các nhà máy xử lý bằng RO như sau:
- Giai đoạn 1: Nước thải được dẫn qua bộ lọc thô để loại bỏ những tạp chất có kích thước lớn. Đồng thời, chất lỏng còn được điều chỉnh độ pH và độ cứng.
- Giai đoạn 2: Áp suất của nước được đẩy lên khoảng 400 psi bằng máy bơm tăng áp.
- Giai đoạn 3: Nước được dẫn qua màng lọc RO. Tại đây, lượng NaCl bị giữ lại phần lớn. Lượng nước thải đi qua khỏi màng có hàm lượng muối thấp, đạt dưới 500mg/l.
- Giai đoạn 4: Thực hiện ổn định nguồn nước, cân bằng lại pH, khử trùng nước thải trước khi đưa vào hệ thống tiếp nhận.
Ở phương pháp này, màng dễ bị tắc, suy giảm hiệu quả do các chất lắng đọng trên bề mặt. Do vậy, đơn vị xử lý phải thường xuyên kiểm tra, làm sạch và thay thế màng.
Xử lý vi sinh
Sử dụng vi sinh chịu mặn để xử lý nước thải độ mặn cao cũng là giải pháp hiệu quả được áp dụng phổ biến. Trong cách làm này, những sinh vật ưa muối Halophilic hoặc chịu muối Halotolerant được bổ sung vào hệ thống. Các loài sinh vật này cần muối để phát triển và có khả năng chứa nhiều chất hòa tan thẩm thấu. Khi được đưa vào quy trình xử lý, sinh vật giúp làm tăng hiệu suất khử mặn một cách đáng kể. Bên cạnh các vi sinh ưa muối và chịu muối, nấm men thích nghi với môi trường mặn cao cũng được ứng dụng rộng rãi.
>>> Tìm hiểu thêm: Ứng dụng bể composite xử lý nước thải
Polygreen – đơn vị thi công xử lý nước thải có độ mặn cao uy tín
Công ty TNHH Dịch vụ Môi trường Polygreen được thành lập năm 2014 và đã có 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Tư vấn môi trường Polygreen là một trong những công ty tư vấn môi trường uy tín nhất trên thị trường. Chúng tôi cung cấp các giải pháp xử lý chất thải, rác thải hiệu quả cho các doanh nghiệp trên toàn quốc.
Trong suốt quá trình hoạt động, Polygreen đã tiến hành tư vấn đăng ký các loại giấy phép môi trường, xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhiễm mặn, nước thải nhiễm độc… Chúng tôi cam kết cung cấp đến doanh nghiệp những giải pháp tối ưu về chi phí mà vẫn đảm bảo chất thải hợp với tiêu chuẩn trong Nghị định 80/2014/NĐ-CP và các văn bản bổ sung sửa đổi.
4 phương pháp xử lý nước thải độ mặn cao được Công ty Polygreen chia sẻ ở trên phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nước thải và điều kiện kinh tế khác nhau. Dù lựa chọn theo cách nào thì nồng độ muối trong nước sau khi xử lý cũng đảm bảo an toàn với môi trường hơn. Khi bạn cần tư vấn hoặc thi công hệ thống khử mặn nước thải cho doanh nghiệp, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn giải pháp tối ưu.
Công Ty TNHH Dịch Vụ Môi Trường Polygreen
- Hotline: 028 3773 2377 – 0919 086 459 – 0917 630 283
- Website: dichvumoitruong.vn
- Hướng Dẫn Cách Xử Lý Rác Thải Thủy Tinh An Toàn, Hiệu Quả (17.04.2024)
- Bể UASB Trong Xử Lý Nước Thải: Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động (15.04.2024)
- Cách Xử Lý Mùi Hôi Ở Hố Ga Nhanh Chóng, Đơn Giản Và Hiệu Quả (11.04.2024)
- Mương Oxy Hóa Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Cách Ứng Dụng (09.04.2024)
- Giải Pháp Xử Lý Rác Thải Điện Tử Đúng Cách, Đem Lại Cuộc Sống Xanh (04.04.2024)
- Tổng Hợp 100 Cách Tái Chế Rác Thải Tại Nhà Đơn Giản Và Thông Minh (03.04.2024)
- Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Bia Hiệu Quả Năm 2024 (29.03.2024)
- Phương Pháp Phân Loại Rác Thải Đúng Cách, Không Bị Xử Phạt (27.03.2024)