Trong thời gian gần đây, hàng loạt các đô thị lớn ở khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng lâm vào tình trạng ô nhiễm môi trường không khí vô cùng nghiêm trọng. Theo quan sát ban đầu của Media Climate Net, ngoài ô nhiễm bụi mịn PM2.5, ô nhiễm các chất như NO2, SO2, CO đang ở mức cao tại khu vực Hà Nội và Đồng bằng sông Hồng. Theo các tài liệu chính thức của Tổ chức Y tế thế giới WHO, các chất này được sinh ra phần lớn do hoạt động đốt nhiên liệu hoá thạch của con người (than, dầu, khí tự nhiên) trong công nghiệp, sản xuất điện và giao thông.
Ô nhiễm môi trường không khí đang đang trở thành vấn đề nghiệm trọng và khó khắc phục hiện nay. Đây là vấn đề nan giải, cần được quan tâm và tìm cách giải quyết. Dưới đây là một số thông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.
1. Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, dụng cụ thể thao ngoài trời gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho các sinh vật khác như động vật và cây lương thực, và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng.
2. Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí
Giao thông cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí đó là yếu tố tự nhiên và tác động của con người. Cụ thể như sau:
Ô nhiễm không khí tự nhiên
Ô nhiễm từ gió: Gió cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Bụi bẩn, các chất khí có thể được gió đẩy đi xa hàng trăm km khiến sự ô nhiễm lây lan ra theo diện rộng một cách nhanh chóng
Bão: Sinh ra NOx là nguyên nhân chính khiến bão trở thành một nguyên nhân trong quá trình gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó bão cát mang theo bụi mịn (PM10, PM2.5) khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.
Cháy rừng: Cháy rừng sẽ khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu.
Núi lửa: Khi có sự phun trào núi lửa thì một lượng khí
Ô nhiễm không khí do con người
Bên cạnh yếu tố tự nhiên, con người là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí.
Những hoạt động của con người như sinh hoạt, sản xuất, xây dựng và giao thông… đã và ngày càng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng và bức thiết hơn.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí dưới sự tác động của con người:
Khói, bụi từ các nhà máy: Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không những không khí mà còn cả nguồn nước, thức ăn.
Trong khói bụi từ các nhà máy có một lượng lớn các khí CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) với nồng độ cực cao.
Nếu trong quá trình xử lý khí thải không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó.
Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người cũng như mùa màng
Giao thông: Lượng khói, bụi từ xe hơi, xe máy, các phương tiện nói chung sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động… cũng rất lớn bởi số người tham gia giao thông hàng ngày là cực cao.
Đối với những đất nước chưa phát triển hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm không khí hơn khi sử dụng các phương tiện lỗi thời cũng như cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ di chuyển công còn chưa phát triển.
Bên cạnh đó, chiến tranh hay các cuộc tập trận quân sự: vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí này.
3. Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí
Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ngày càng nghiêm trọng
Để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, cần có những giải pháp thiết thực và cụ thể.
Biện pháp kỹ thuật:
- Thay thế những loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn
- Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.
Biện pháp quy hoạch:
- Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân;
- Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi;
- Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
Trên đây nguyên nhân và một số giải pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí.
Để theo dõi dự báo ô nhiễm không khí theo từng chất ô nhiễm của Việt Nam và toàn cầu theo ngày, các bạn vào trực tiếp trang
https://atmosphere.copernicus.eu/index.php/data
-- Ngọc Mỹ --
- Hợp tác trong lĩnh vực môi trường cùng khách sạn New World Sài Gòn (14.08.2018)
- CÔNG NGHỆ AAO TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT (09.10.2019)
- SỬA CHỮA VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI (04.11.2018)
- Báo cáo xả thải (23.09.2018)
- Công ty tư vấn môi trường (18.09.2018)
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải với công nghệ MBBR (28.08.2018)
- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (14.08.2018)
- CHỦ TỊCH HÀ NỘI (10.12.2019)