Người đứng đầu dự án nghiên cứu, ông Aaron Thornton cho biết CO2 thu được có thể được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành.
Vận hành dựa vào không khí và điện nên công nghệ này được đánh giá là phương pháp tiết kiệm chi phí, hiệu quả và thân thiện với môi trường để tái chế CO2 sử dụng tại chỗ và theo nhu cầu.
Phương pháp này tạo ra một nguồn cung cấp CO2 đáng tin cậy hơn trong các ứng dụng quy mô nhỏ, từ carbon hóa nước giải khát, kiểm soát độ pH trong bể bơi và vệ sinh công nghiệp.
Hiện CO2 được sử dụng trong sản xuất nước uống có ga và trong ngành chế biến thực phẩm.
Trong khi nồng độ CO2 trong bầu khí quyển liên tục tăng lên, nguồn cung CO2 cho công nghiệp vẫn thiếu hụt.
Cách làm hiện nay là đốt khí tự nhiên để tạo ra CO2 được cho là tốn kém và phụ thuộc vào biến động giá cả, nguồn cung.
Theo các tác giả, hiện tại, công nghệ Airthena có thể giúp sản xuất 2 tấn CO2 mỗi năm - đủ cho các ứng dụng quy mô nhỏ - nhưng có thể tiếp tục nhân rộng. Tuy nhiên, các tác giả chưa thể khẳng định liệu công nghệ này có thể giúp giảm lượng khí thải CO2 hay không.
Nhóm này cũng đang nghiên cứu các phương án đưa Airthena ra thị trường, trong đó bao gồm khả năng giảm chi phí cho việc sử dụng công nghệ trong các ứng dụng quy mô nhỏ, thử nghiệm để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm hoặc hợp tác với ngành chế biến thực phẩm để mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ.
- Hợp tác trong lĩnh vực môi trường cùng khách sạn New World Sài Gòn (14.08.2018)
- CÔNG NGHỆ AAO TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT (09.10.2019)
- SỬA CHỮA VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI (04.11.2018)
- Báo cáo xả thải (23.09.2018)
- Công ty tư vấn môi trường (18.09.2018)
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải với công nghệ MBBR (28.08.2018)
- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (14.08.2018)
- TP.HCM KHỞI CÔNG DỰ ÁN XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ NGUY HẠI ĐẦU TIÊN (13.02.2020)