Trước thềm hội nghị của WEF tại Davos (Thụy Sĩ) vào tuần tới, Báo cáo về rủi ro toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cảnh báo lần đầu tiên mối quan ngại về môi trường đứng đầu danh sách những rủi ro toàn cầu được đưa ra trong báo cáo của WEF.
Những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,...). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người.
Theo Báo cáo về rủi ro toàn cầu WEF, kinh tế toàn cầu đang đối mặt với một loạt rủi ro, từ thiên tai đến biến đổi khí hậu và sự nổi lên của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, cùng các cuộc tấn công mạng đang ngày càng phức tạp.
Báo cáo được công bố ngày 14/1 cho thấy nguy cơ thất bại trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu có thể là rủi ro gây thiệt hại lớn nhất trong thập niên tới, vượt qua cả vũ khí hủy diệt hàng loạt, khủng hoảng nước, dòng người nhập cư ồ ạt và các cú sốc nghiêm trọng về giá năng lượng. Đây là lần đầu tiên mối quan ngại về môi trường đứng đầu danh sách những rủi ro toàn cầu được đưa ra trong báo cáo của WEF.
Theo ông John Drzik, Chủ tịch phụ trách rủi ro toàn cầu của hãng môi giới bảo hiểm Marsh, báo cáo 2016 của WEF nêu lên những rủi ro mà kinh tế toàn cầu phải đối mặt trên diện rộng nhất từ trước tới nay. Theo khảo sát, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới được dự báo lần lượt là 3,3 và 3,4%, thấp hơn so với các dự báo được đưa ra ba tháng trước. Không chỉ dự báo tăng trưởng bị hạ xuống, triển vọng lạm phát của hầu hết các nước cũng bị điều chỉnh giảm.
Tình trạng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đứng đầu trong danh sách các mối quan ngại của các nhà kinh tế tham gia khảo sát. Nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc được dự báo ở mức 6,5% trong năm 2016, so với mức tăng 6,9% năm 2015, nhưng nhiều nhà kinh tế nghi ngờ con số thực tế có thể thấp hơn.
Môi trường và kinh tế có quan hệ như thế nào?
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo.
Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.
Các tác động của một nền kinh tế tới môi trường sẽ phụ thuộc vào mức dân số, lượng tiêu thụ của mỗi người, và các công nghệ sản xuất hoặc công nghệ tiêu thụ hàng hóa - dịch vụ. Các đại lượng trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, và trên cơ sở mối quan hệ này, chúng ta có thể xây dựng được các kịch bản về những biến đổi của tác động từ nền kinh tế tới môi trường trong tương lai gần. Tuy nhiên, mối quan hệ này cho phép định lượng cụ thể một đại lượng khi biết thông tin về các đại lượng khác, nhưng lại không cung cấp cái nhìn sâu hơn cho việc ra quyết định.
Do đó, trên cơ sở hướng tới việc hỗ trợ ra quyết định phát triển trong tương lai, cần nghiên cứu khả năng thay thế nguyên liệu trong sản xuất và thay đổi công nghệ cho triển vọng tăng trưởng khi có những hạn chế tài nguyên thiên nhiên.
Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển.
Cân bằng lợi ích kinh tế và môi trường
“Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và sử dụng tài nguyên đang ngày càng gia tăng”, TS. Heinz Schandl - chuyên gia của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học & Công nghiệp Liên bang Úc (CSIRO) cảnh báo.
Chuyên gia này lý giải, với các quốc gia nghèo, đang phát triển, hoặc các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam, tài nguyên là một trong những động lực chính của tăng trưởng. Tuy nhiên, trong bối cảnh tài nguyên ngày càng cạn kiệt, thì giá các loại năng lượng cũng tăng cao, khiến việc sử dụng tài nguyên thêm khó khăn và trở thành gánh nặng, gia tăng sức ép kinh tế của các quốc gia này.
Theo Bà Chikako Takase, Giám đốc Trung tâm Phát triển vùng Liên Hợp quốc, vấn đề sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong phát triển kinh tế: 3R là công cụ quan trọng để giải quyết vấn đề này. “Chúng tôi đã cố gắng giảm bớt đầu vào là tài nguyên, bằng cách sử dụng lại chất thải. Trường hợp không tái sử dụng được, chúng ta tái chế. Đó là lý do 3R là cấu phần quan trọng”, bà Takase cho biết. Hiện 3R đang được Liên Hợp quốc coi là phương pháp giúp kết nối 3 trụ cột: kinh tế, môi trường, xã hội.
Để thực hiện 3R, thời gian tới, chuyên gia của Bộ Môi trường Nhật Bản khuyến cáo, Chính phủ cần đưa ra các chính sách, biện pháp phù hợp để khuyến khích tất cả các thành phần trong xã hội tham gia, từ cá nhân tới từng hộ gia đình, các cơ quan, tổ chức, DN... Theo đó, chính sách cần hướng tới thay đổi hành vi theo hướng sử dụng tài nguyên bền vững, phòng ngừa và giảm thiểu chất thải ở mọi cấp độ.
“Một diễn đàn tầm cỡ khu vực đã được tổ chức, với nhiều biện pháp được thông qua giữa các bên cùng nhiều cam kết thực hiện, giờ chỉ cần những hành động thực tế, mà Chính phủ phải giữ vai trò dẫn đầu”, ông Ryutaro Yatsu khuyến nghị.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY THHH DV MÔI TRƯỜNG POLYGREEN
Địa chỉ : 860/13B Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
MST: 0313000713
Điện thoại : 028 3773 2377
Email : Polygreen@dichvumoitruong.vn
Website: dichvumoitruong.vn