Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió...Như vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và nó thường có tính chất ổn định, ít thay đổi .
Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng nhiều lần xảy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã xãy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳ gian băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta có thể thấy đó là do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển. Tuy nhiên, nguyên nhân cuối cùng dẫn đến trái đất nóng lên chính là sự tác động rất lớn của con người (sự gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp, sử dụng nhiên liệu hoá thạch quá mức).
Biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề đối với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Biến đổi khí hậu không còn là mối nguy cơ, không còn là chuyện sẽ xảy ra trong tương lai, mà là những gì người dân trên toàn thế giới, cả nước phát triển lẫn nước nghèo, đã và đang phải hứng chịu từng ngày. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa (những đợt cháy rừng có sức tàn phá khủng khiếp tại “lá phổi xanh” Amazon hay Australia), còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xảy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua (Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu).
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 27 trong nhóm 33 quốc gia trên thế giới có nền kinh tế bị tổn thương cao nhất trước tác động của Biến đổi khí hậu đối với hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Hơn hết, vùng ven biển sẽ là nơi chịu tác động nặng nề nhất. Nước biển dâng gây hiện tượng ngập lụt, mất nơi ở và diện tích sản xuất. Hiện tượng xâm nhập mặn sẽ gia tăng, các HST đất ngập nước ven biển, nhất là rừng ngập mặn sẽ bị thu hẹp nhanh chóng.
Khi tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu đã trầm trọng tới “điểm không thể cứu vãn”, trách nhiệm của con người chính là hành động bảo vệ hành tinh, cũng như cứu lấy chính bản thân mình trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn: Hungagry: 16/2 thủ tướng Viktor Orban công bố một loạt kế hoạch ứng phó với Biến đổi khí hậu, trong đó có việc trồng cây mở rộng diện tích rừng. “Chúng tôi sẽ trồng 10 cây xanh mỗi khi có một em bé chào đời, hướng tới mục tiêu tăng diện tích rừng trên cả nước lên 27% vào năm 2030”. Bên cạnh đó, từ ngày 1/7 năm 2020, nước này sẽ cấm các sản phẩm nhựa dung một lần, xoá bỏ các bãi chôn lấp rác thải trái phép và tang mức phạt đối với những người gây ô nhiễm môi trường. Nhật Bản: đặt mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính sau năm 2020, cụ thể là giảm 26% lượng phát thải vào năm 2030. Tại Việt Nam, một trong những nhiệm vụ cũng như mục tiêu quan trọng và cấp bách hiện nay là “Phòng chống, ứng phó và với BĐKH và nước biển dâng”.
Bảo vệ Trái đất là trách nhiệm của mỗi người. Bằng những hành động nhỏ bé của mỗi cá nhân sẽ tạo ra những lợi ích tích cực trong công tác bảo vệ môi trường.
Sưu tầm: Ngọc Mỹ
- Hợp tác trong lĩnh vực môi trường cùng khách sạn New World Sài Gòn (14.08.2018)
- CÔNG NGHỆ AAO TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT (09.10.2019)
- SỬA CHỮA VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI (04.11.2018)
- Báo cáo xả thải (23.09.2018)
- Công ty tư vấn môi trường (18.09.2018)
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải với công nghệ MBBR (28.08.2018)
- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (14.08.2018)
- SẼ CẮT GIẢM HÀNG LOẠT THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CHO DOANH NGHIỆP (28.02.2020)