BẢNG CHÀO GIÁ SƠ BỘ NƯỚC THẢI THỦY SẢN
CÔNG SUẤT (m3/ngày.đêm) |
PHẦN XÂY DỰNG (VNĐ) |
PHẦN THIẾT BỊ (VNĐ) |
Từ 1 đến 5 |
150.000.000 – 180.000.000 |
120.000.000 – 140.000.000 |
Từ 5 đến 20 |
180.000.000 – 250.000.000 |
140.000.000 – 170.000.000 |
Từ 20 đến 50 |
250.000.000 – 450.000.000 |
170.000.000 – 330.000.000 |
Từ 50 đến 70 |
450.000.000 – 650.000.000 |
330.000.000 – 500.000.000 |
Từ 70 đến 100 |
650.000.000 – 1.250.000.000 |
500.000.000 – 650.000.000 |
Từ 100 đến 200 |
1.250.000.000 – 2.350.000.000 |
650.000.000 – 1.100.000.000 |
Từ 200 đến 300 |
2.350.000.000 – 4.000.000.000 |
1.100.000.000 – 1.790.000.000 |
Từ 300 đến 500 |
4.000.000.000 – 5.800.000.000 |
1.790.000.000 – 2.500.000.000 |
Trên 500 |
5.800.000.000 ~ |
2.500.000.000 ~ |
Liên hệ để được tư vấn và báo giá chi tiết: Mr. Lộc – 0917 630 283 - 0919 086 459
Hotline – 028 3773 2377
- Nước thải thủy sản
Nước thải chế biến thủy sản có tải lượng các chất ô nhiễm ( COD, BOD) lớn, khi thải vào nước sông ngòi kênh rạch sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn tiếp nhận, phá hủy hệ sinh thái, ảnh hưởng đến cộng đồng. Hàm lượng Nito, Photpho trong nước cao gây phú dưỡng nguồn tiếp nhận làm nước có màu và mùi khó chịu đặc biệt là lượng oxy hoà tan trong nước giảm mạnh gây ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của hệ thủy sinh trong nước.
- Thành phần của nước thải thủy sản
Thành phần nước thải có chứa các chất hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo, các chất rắn lơ lửng, các chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ. Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến thủy sản rất khác nhau giữa các nhà máy tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng, và thành phần các chất sử dụng trong chế biến (các chất tẩy rửa, phụ gia…)
- Đặc điểm nước thải thủy sản
Nước thải ngành chế biến thủy sản đặc trưng bởi các thông số ô nhiễm như: Độ màu, mùi, chất rắn không hòa tan, chất rắn lơ lửng, các vi trùng gây bệnh ( ecoli, coliform..), chất hữa cơ hòa tan ( BOD, COD), các chất dinh dưỡng ( nito, phot pho), dầu mỡ.
Nước thải chế biến thủy sản có các chỉ số ô nhiễm cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp chế biến thủy hải sản ( QCVN 11 – 2008) ( loại B). COD dao động trong khoảng từ 500 – 3000 mg/l, hàm lượng BOD dao động từ 300 – 2000 mg/l. Hàm lượng Nitơ khá cao từ 50-200 mg/l. Nước thải có hàm lượng chất hữa cơ, chất dinh dưỡng cao. Hàm lượng chất rắn lơ lững ( SS) dao động từ 200-1000 mg/l. Do trong nước thường chứa các vụn thuỷ sản và các vụn này dễ lắng, ngoài ra còn chứa bùn, cát cuốn theo nước khi rửa, sơ chế nguyên liệu và vệ sinh thiết bị, nhà xưởng nhà xưởng.
Trong nước thải thủy sản thường chứa nhiều mảnh vụn thịt và ruột của các loại thủy sản, các mảnh vụn này thường dễ lắng và dễ phân hủy gây nên các mùi hôi tanh. Mùi hôi còn do các loại khí, sản phẩm của quá trình phân hủy kị khí không hoàn toàn của các hợp chất protid và axit béo khác trong nước thải sinh ra các hợp chất mecaptanes, H2S, …và mùi NH3 sinh ra từ mùi nguyên liệu thủy sản hoặc do sự thất thoát từ các máy nén khí của các thiết bị đông lạnh, mùi khí Cl2 từ quá trình khử trùng.
Độ màu: Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, máu của động vật thủy sản trong quá trình chế biến, hoặc do các sản phẩm được tao ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ.
Các vi trùng gây bệnh: Trong nước thải thủy sản có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bênh như vi khuẩn, virus, giun sán… chúng sống ký sinh trong các vật chủ, được thể hiện theo chỉ số ecoli, coliform.
- Phương pháp xử lý nước thải thủy sản
Do đặc thù công ngành chế biến thủy sản, nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao vì trong đó có protein, dầu, chất rắn lơ lửng và chứa lượng Phophat và Nitrat. Dòng thải từ chế biến thủy sản còn chứa những mẩu thịt, xương nguyên liệu, máu, chất béo, các chất hòa tan từ nội tạng cũng như những chất tẩy rửa và các tác nhân làm sạch khác trong đó có nhiều hợp chất khó phân hủy.
Lựa chọn phương pháp xử lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố quy chuẩn/tiêu chuẩn đầu ra, thành phần, lưu lượng của nước thải, và giá thành xử lý. Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản có thể áp dụng các phương pháp xử lý sau:
- Cơ học : sàng, lọc, lắng để tách các tạp chất thô như cặn bẩn, xơ sợi, rác…
- Hóa lý : trung hòa các dòng thải có tính kiềm, axit cao; đông keo tụ để khử màu, các tạp chất lơ lửng và các chất khó phân hủy sinh học; phương pháp oxi hóa, hấp phụ.
- Sinh học : xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học.
- Trong các phương pháp trên ta chọn phương pháp sinh học là phương pháp chính, vì thành phần chủ yếu trong nước thải thủy sản là chất hữu cơ. Công trình xử lý sinh học thường đặt sau công trình xử lý cơ học và hóa lý.
- Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý
- Chất lượng nước thải đầu ra đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 11-MT:2015/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN.
- Dễ dàng nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải khi có sự thay đổi về quy định chất lượng nước xả thải ra môi trường.
- Quy trình vận hành hệ thống tự động 24/24 kết hợp tay và liên tục.
- Chi phí quản lý, vận hành hệ thống xử lý sẽ thấp.
- Khả năng vượt tải cao, đảm bảo tính an toàn cho hệ thống.
- Tuổi thọ công trình cao (xây dựng): 20 năm.
- Tuổi thọ công trình cao (thiết bị): 10 năm.
- Thời gian thi công ngắn.
- Đảm bảo tính mỹ quan chung.
- Hạn chế tối đa tác động môi trường đến khu vực xung quanh.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY THHH DV MÔI TRƯỜNG POLYGREEN
Địa chỉ : 860/13B Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Phú, Q. 7, Tp.HCM.
MST: 0313000713
Điện thoại : Mr Lộc 0919 086 459 - 0917 630 283 / 028 3773 2377
Email : Polygreen@dichvumoitruong.vn
Website: dichvumoitruong.vn