- Thông tin sản phẩm
- Bình luận
XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH DỆT NHUỘM
BẢNG BÁO GIÁ SƠ BỘ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
CÔNG SUẤT m3/ngày.đêm) |
PHẦN XÂY DỰNG (VNĐ) |
PHẦN THIẾT BỊ (VNĐ) |
Từ 1 đến 5 |
110.000.000 – 130.000.000 |
150.000.000 – 170.000.000 |
Từ 5 đến 20 |
130.000.000 – 150.000.000 |
170.000.000 – 190.000.000 |
Từ 20 đến 50 |
150.000.000 – 170.000.000 |
190.000.000 – 210.000.000 |
Từ 50 đến 70 |
170.000.000 – 190.000.000 |
210.000.000 – 230.000.000 |
Từ 70 đến 100 |
190.000.000 – 210.000.000 |
230.000.000 – 250.000.000 |
Từ 100 đến 200 |
210.000.000 – 400.000.000 |
250.000.000 – 400.000.000 |
Từ 200 đến 300 |
400.000.000 – 550.000.000 |
400.000.000 – 550.000.000 |
Từ 300 đến 500 |
550.000.000 – 750.000.000 |
550.000.000 – 750.000.000 |
Trên 500 |
750.000.000 ~ |
750.000.000 ~ |
Liên hệ để được tư vấn và báo giá chi tiết: Mr. Toàn 0922 010404
Hotline – 028 3773 2377
Nguồn phát sinh nước thải ngành dệt nhuộm
Ngành dệt nhuộm sử dụng một lượng nước thải lớn để sản xuất và đồng thời thải ra một lượng nước thải đáng kể cho môi trường. Nhắc đến nước thải ngành dệt nhuộm là một trong những loại nước thải ô nhiễm nặng, hàm lượng các chất hữu cơ cao, khó phân hủy, pH dao động từ 9- 12 do thành phần các chất tẩy. Trong quá trình sản xuất có rất nhiều hóa chất độc hại được sử dụng để sản xuất tạo màu: như là phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất ôxy hoá… Các chất này thường có chứa các ion kim loại hòa tan, hay kim loại nặng rất khó phân hủy trong môi trường, có thể gây ô nhiễm môi trường trầm trọng trong thời gian dài. Nếu chưa được xử lý và xử lý chưa đạt QCVN mà thải ra ngoài thì các hóa chất này có thể giết chết vi sinh vật xung quanh, làm chết cá và các loại động vật sống dưới nước, các chất độc này còn có thể thấm vào đất, tồn tại lâu dài và ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm và bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến đời sống của con người. Ngoài ra, nước thải dệt nhuộm thường có độ màu rất lớn và thay đổi thường xuyên tùy loại thuốc nhuộm, và có nhiệt độ cao nên cần phải được xử lý triệt để đễ trước khi thải ra, tránh gây ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình sản xuất của ngành dệt nhuộm thì sử dụng nước nhiều và nguồn phát sinh ra nước thải ngành dệt nhuộm ở rất nhiều công đoạn khác nhau, thay đổi theo từng loại sản phẩm. Nhưng đặc trưng của loại nước thải này có pH, nhiệt độ, COD cao và độ màu tương đối cao. Do vậy cần có biện pháp hợp lý để quản lý được lượng nước thải này triệt để hơn.
1) Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm:
Sơ đồ chung cho sản xuất dệt nhuộm:
Các tạp chất tách ra từ vải sợi như : dầu mỡ , các tạp chất chứa Nitơ , các chất bụi bẩn dính vào sợi (chiếm 6% khối lượng xơ)
2) Thành phần tính chất nước thải dệt nhuộm:
Tính chất nước thải giữ vai trò quan trọng trong thiết kế, vận hành hệ thống xử lý và quản lý chất lượng môi trường. Sự dao động về lưu lượng và tính chất nước thải quyết định tải trọng thiết kế cho các công trình đơn vị.
Nước thải dệt nhuộm sẽ khác nhau khi sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau.Chẳng hạn như len và cotton thô sẽ thải ra chất bẩn tự nhiên của sợi. Nước thải này có độ màu, độ kiềm, BOD và chất lơ lửng (SS) cao. Ở loại nguyên liệu sợi tổng hợp, nguồn gây ô nhiễm chính là hóa học do các loại hóa chất sử dụng trong giai đoạn tẩy và nhuộm.
Hóa chất sử dụng: Hồ tinh bột , H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCL, H2O2, Na2CO3, Na2SO3 …các loại thuốc nhuộm , các chất trơ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt.
-
Cần có cụm bể xử lý hóa lý
Thành phần nước thải phụ thuộc vào: Đặc tính của vật liệu nhuộm, bản chất của thuốc nhuộm, các chất phụ trợ và các hóa chất khác được sử dụng. Nguồn nước thải bao gồm từ các công đoạn chuẩn bị sợi, chuẩn bị vải, nhuộm và hoàn tất.
Nước thải dệt nhuộm nhìn chung rất phức tạp và đa dạng, đã có hàng trăm loại hóa chất đặc trưng như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột men,chất oxy hóa…được đưa vào sử dụng. Trong quá trình sản xuất, lượng nước thải ra 12-300 m3/tấn vải, chủ yếu từ công đoạn nhuộm và nấu tẩy. Nước thải dệt nhuộm ô nhiễm nặng trong môi trường sống như độ màu, pH, chất lơ lửng, BOD, COD, nhiệt độ đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn tiếp nhận .
Nước thải dệt nhuộm gây ô nhiễm cho nguồn xả chủ yếu do độ đục, độ màu, lượng chất hữu cơ và pH cao. Nhiều công trình nghiên cứu trước đây cho thấy keo tụ bằng phèn nhôm có thể khử màu hiệu quả 50-90%, đặc biệt hiệu quả cao với loại thuốc nhuộm sulfur.
Các loại thuốc nhuộm được đặc biệt quan tâm vì chúng thường là nguồn sinh ra các kim loại, muối và màu trong nước thải. Các chất hồ vải với lượng BOD, COD cao và các chất hoạt động bề mặt là nguyên nhân chính gây ra tính độc cho thuỷ sinh của nước thải dệt nhuộm
-
Cần có cụm bể xử lý sinh học
Theo nghiên cứu của CIBA GELGY Service Limited (1993) thì phèn nhôm và phèn sắt có thể loại bỏ 40% COD và 80% Crom tổng cộng từ 0,6mg/l xuống còn 0,1mg/l. Nghiên cứu TURKMAN (1991) cho thấy với liều lượng phèn sắt 500mg/l hiệu quả khử độ đục là 98,3%
Bảng: Các chất ô nhiễm và đặc tính của nước thải ngành dệt nhuộm
Nhuộm Các loại thuốc nhuộm, axít axetic, các muối kim loại Độ màu rất cao BOD khá cao (6% BOD tổng) , SS cao In Chất màu , tinh bột , dầu muối , kim loại, axít … Độ màu cao , BOD cao Hoàn tất Vết tinh bột , mỡ động vật , muối Kiềm nhẹ , BOD thấp.
hotline
0917.630 283 Mr Lộc/ 0932.733 075 Mrs Tuyền