Với nhiều năm trong lĩnh vực môi trường cùng với đội ngũ kỹ sư môi trường có nhiều kinh nghiệm, CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG POLYGREEN chuyên tư vấn thiết kế, thi công, bảo trì và vận hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện lớn và nhỏ, nếu có thắc mắc hay nhu cầu thực hiện hãy gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline: 028 3773 2377 - 0917 630 283 ( MR. LỘC ) để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. Để nắm rõ hơn về công nghệ cũng như quy trình xử lý nước thải bệnh viện hay được áp dụng cho các phòng khám nhỏ, các bệnh viện lớn… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Hình 1: Bản vẽ bố trí công trình tại Bệnh Viện Phụ Sản Quận 7
TÌM HIỂU VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
Trong quá trình hoạt động bệnh viện sẽ thải ra một lượng nước thải tới từ nhiều nguồn phát sinh và có tính chất khác nhau, để thuận tiện cho việc thu gom và xử lý nước thải bệnh viện sẽ được chia ra thành 3 nguồn phát sinh chính như sau:
Nước thải phát sinh từ khu vực nhà vệ sinh
Nước thải từ khu nhà vệ sinh có màu, mùi và chứa các thành phần chủ yếu như các chất hữu cơ: phân , nước tiểu, vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các thành phần ô nhiễm như BOD5, COD, N, P chiếm tỷ lệ lớn gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa ảnh hưởng đến nguồn nước ao , hồ, sông ngòi. Mùi hôi ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của người dân sinh sống xung quanh.
Nước thải phát sinh từ canteen bệnh viện
Nước thải từ khu vực nấu ăn chứa nhiều dầu mỡ, cặn bẩn và một lượng chất tẩy rửa chén bát. Lượng dầu mỡ phát sinh từ nhà bếp dễ gây đóng cặn và bít tắc đường ống, gây mùi và ngăn cản khuyếch tán oxy trên bề mặt.
Nước thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn của bệnh viện
Các hoạt động khám chữa bệnh, tiểu phẫu, phẫu thuật, xét nghiệm, dịch tiết, các bộ phận loại bỏ của cơ thể, vệ sinh dụng cụ y khoa thải ra nước thải chứa các thành phần thuốc kháng sinh, thuốc gây mê, hoạt độ phóng xạ, thuốc an thần, máu, dịch tiết, …
THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
Nước thải bệnh viện với những đặc trưng riêng như chứa lượng lớn NH3, CO2, H2S, NO3-, NO2-, phenol, …, các vi sinh vật gây bệnh như E.Coli, Samonella, Shigla, Faecalis,… Các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải không được xử lý thải ra môi trường gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển sinh sôi mạnh mẽ gây các bệnh tả, lỵ, thương hàn,… Ngoài ra hàm lượng chất hữu cơ và các hợp chất hóa học có trong nước thải gây ra những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người ở khu vực xung quanh.
Bảng 1: Thành phần tính chất nước thải bệnh viện
STT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị đặc trưng |
QCVN 28:2010/BTNMT (Cột B) |
1 |
pH |
- |
6-8 |
6,5-8,5 |
2 |
BOD5(200C) |
mg/l |
150-450 |
50 |
3 |
COD |
mg/l |
300-500 |
100 |
4 |
Tổng chất rắn lơ lửng |
mg/l |
100-300 |
100 |
5 |
Sunfua (tính theo H2S) |
mg/l |
CXĐ |
4 |
6 |
Amoni (tính theo N) |
mg/l |
15-30 |
10 |
7 |
Nitrat (tính theo N) |
mg/l |
50-80 |
50 |
8 |
Phosphat (tính theo P) |
mg/l |
10-20 |
10 |
9 |
Dầu mỡ động thực vật |
mg/l |
CXĐ |
20 |
10 |
Tổng hoạt độ phóng xạ |
Bq/l |
CXĐ |
0,1 |
11 |
Tổng hoạt độ phóng xạ |
Bq/l |
CXĐ |
1 |
12 |
Tổng Coliforms |
MPN/100ml |
105-107 |
5000 |
13 |
Salmonella |
Vi khuẩn/100ml |
CXĐ |
KPH |
14 |
Shigella |
Vi khuẩn/100ml |
CXĐ |
KPH |
15 |
Vibrio cholerae |
Vi khuẩn/100ml |
CXĐ |
KPH |
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN QUẬN 7
Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Với Công nghệ AAO gồm 3 vùng liên kết với nhau : Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Tạo các điều kiện môi trường khác nhau cho phép xử lý đồng thời các chất hữu cơ, N và P.
Bể tự hoại ba ngăn (kỵ khí)
Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại bệnh viện và của bệnh nhân được thu gom tập trung về bể tự hoại ba ngăn, nhằm tách phân ra khỏi nước thải và lắng lọc các loại chất rắn kích thước lớn, sau đó phần nước trong tập trung về bể điều hòa. Lượng phân giữ lại trong bể, định kỳ thuê đơn vị có chức năng thu gom, xử lý.
Hình 2: Bể tự hoại 3 ngăn
Nước thải từ nhà ăn:
Nước thải từ nhà ăn của bệnh viện được thu gom và xử lý sơ bộ bằng bể tách dầu để loại bỏ một phần các thành phần dầu mỡ có trong nước thải, đảm bảo cho các công trình phía sau của hệ thống hoạt động ổn định. Lượng dầu mỡ được giữ lại trong bể tách dầu sẽ được thu gom và xử lý, phần nước trong tập trung về bể điều hòa.
Bể lắng phóng xạ
Nước thải có khả năng chứa chất phóng xạ từ các hoạt động chuyên môn của bệnh viện được thu gom tập trung về bể lắng phóng xạ. Các chất nhiễm phóng xạ được giữ lại trong bể, phần nước trong tập trung về bể điều hòa. Lượng chất phóng xạ giữ lại trong bể định kỳ thuê đơn vị có chức năng thu gom, xử lý.
Bể điều hòa
Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại ba ngăn và bể lắng phóng xạ được dẫn về bể điều hòa. Tại đây, nước thải được xáo trộn bằng khí để đảm bảo nước thải được ổn định về pH, nồng độ và được bơm điều hòa qua cụm bể sinh học xử lý các chất ô nhiễm. Tránh tình trạng lưu lượng hoặc nồng độ nước thải không ổn định dẫn đến tình trạng vi sinh bị sốc tải và phát sinh mùi hôi khó chịu.
Bể thiếu khí
Bể thiếu khí (Anoxic) nhằm phân hủy hợp chất hữu cơ và đề Nitrat hóa (khử Nitrat) trong điều kiện thiếu khí.
Quá trình Nitrat hóa là quá trình ôxy hóa các hợp chất chứa nitơ, đầu tiên là ammonia thành Nitrit sau đó, ôxy hóa Nitrit thành Nitrat. Quá trình Nitrat hóa ammonia diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter.
Bước 1: Ammonium chuyển thành Nitrit được thực hiện bởi Nitrosomonas:
NH4+ + 1.5 O2 à NO2- + 2H + H2O (1)
Bước 2: Nitrit được chuyển thành Nitrat được thực hiện bởi loài Nitrobacter:
NO2- + 0.5 O2 à NO3- (2)
Trong bể Anoxic, quá trình khử Nitrat sẽ diễn ra theo phản ứng (3)
6 NO3- + 5 CH3OH à 5 CO2 + 3 N2 + 7 H2O + 6 OH- (3)
Hình 3: Bể thiếu khí
Sau khi nước qua bể Anoxic, một phần chất hữu cơ, Nitơ và Phốtpho sẽ được loại bỏ. Tại bể thiếu khí có lắp đặt cánh khuấy để tạo ra sự xáo trộn trong bể giúp bọt khí N2 (từ quá trình khử Nitrat) dễ dàng thoát lên khỏi mặt nước.
Nước thải sau khi qua Bể thiếu khí sẽ được dẫn sang Bể sinh học hiếu khí có giá thể vi sinh bám dính để tiếp tục xử lý.
Bể sinh học hiếu khí
Đây là công trình đơn vị có vai trò quan trọng nhất, theo đặc trưng nước thải phát sinh của đơn vị BOD, COD cao nên đề xuất sử dụng bể sinh học hiếu khí xử lý. Tại đây các vi sinh vật sử dụng oxi để oxi hóa các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước thành CO2, H2O, Nitơ và sinh khối vi sinh vật. Máy thổi khí cung cấp không khí cho bể sinh học hiếu khí. Bơm nội tuần hoàn được lắp đặt để bơm nước thải tuần hoàn về bể thiếu khí, bổ sung cacbon cho quá trình xử lý thiếu khí. Cuối cùng hỗn hợp nước và bùn chảy sang bể lắng sinh học – bể lắng 2.
Hình 4: Bể sinh học hiếu khí
Bể lắng
Tại bể lắng, phần cặn lắng bao gồm bùn vi sinh và các chất lơ lửng khác sẽ lắng xuống dưới, một phần được bơm hồi lưu về bể sinh học để đảm bảo lượng vi sinh trong bể sinh học, một phần được bơm về bể tách bùn, phần nước trong bên trên được dẫn qua bể trung gian trước khi bơm vào bể tiếp xúc (bể khử trùng).
Hình 5: Bể lắng
Bể khử trùng (bể tiếp xúc)
Do đặc thù của nước thải y tế, có chứa một lượng lớn các vi sinh vật gây hại, nên bể khử trùng có nhiệm vụ loại bỏ các vi sinh gây hại trước khi khải ra môi trường. Tại đây, nước thải sẽ được khử trùng bằng hóa chất (Javel).
Bể lọc áp lực
Nước thải sau khi qua khử trùng được dẫn về hố gom trước khi bơm lên bể lọc áp lực để xử lý toàn bộ cặn dư trước khi đấu vào hệ thống thoát nước của thành phố.
Nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010 /BTNMT, cột B.
Bể chứa bùn
Bùn thải từ bể lắng sẽ được bơm qua bể chứa bùn. Trong bể chứa bùn, phần nước trong bên trên được tách và tuần hoàn về bể thiếu khí. Phần bùn cặn lắng xuống đáy định kì chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom và xử lý đúng quy định.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THI CÔNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN QUẬN
- Hợp tác trong lĩnh vực môi trường cùng khách sạn New World Sài Gòn (14.08.2018)
- CÔNG NGHỆ AAO TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT (09.10.2019)
- SỬA CHỮA VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI (04.11.2018)
- Kế hoạch bảo vệ môi trường (23.09.2018)
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (23.09.2018)
- Xây dựng cải tạo sửa chữa vận hành hệ thống xử lý nước thải (23.09.2018)
- Báo cáo xả thải (23.09.2018)
- Dịch vụ môi trường (23.09.2018)