NGHỊ ĐỊNH 36/2020/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN
NGHỊ ĐỊNH SỐ 36/2020/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN
(Thay thế Nghị định số 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản)
Ngày 24/3, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Nghị định này gồm 5 Chương, 73 Điều.
Công ty Môi trường Polygreen gửi Quý khách hàng nội dung cập nhật tóm tắt các nội dung mới trong Nghị định số 36/2020/NĐ-CP như sau:
Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản có hiệu lực từ ngày 10/5/2020.
- Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước quy định tại Nghị định bao gồm:
- Vi phạm các quy định về điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
- Vi phạm các quy định về hồ chứa và vận hành hồ chứa;
- Vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước;
- Vi phạm các quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
- Vi phạm các quy định về lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các vi phạm khác trong quản lý tài nguyên nước.
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy định tại Nghị định này bao gồm:
- Vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
- Vi phạm các quy định về sử dụng số liệu, thông tin kết quả điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản;
- Vi phạm các quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác;
- Vi phạm các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
- Vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn mỏ và các vi phạm khác trong lĩnh vực khoáng sản.
Lưu ý: Về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm, Nghị định số 36/2020 giữ nguyên so với Nghị định số 33/2017/NĐ-CP, cụ thể Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
- Cảnh cáo; Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250 triệu đồng đối với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức.
- Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và là 2 tỷ đồng đối với tổ chức;
- Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng.
- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng. Đình chỉ hoạt động lập, thực hiện đề án, dự án về tài nguyên nước; đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên nước, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 12 tháng. Tịch thu tang vật, mẫu vật là khoáng sản, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Đồng thời, các tổ chức cá nhân vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
Nghị định nêu rõ, các mức phạt tiền trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh áp dụng như đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Các điểm mới và có điều chỉnh của Nghị định số 36 so với Nghị định số 33/2017/NĐ-CP như sau:
* Thứ nhất, khác biệt đầu tiên là điều 2, quy định về đối tượng áp dụng, Nghị định số 36 quy định cụ thể các đối tượng áp dụng như sau: Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, … hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (cụ thể tại khoản 2, Điều 2);
* Thứ hai, về hình thức xử phạt chính bằng tước quyền sử dụng giấy phép (về tài nguyên nước và khoáng sản), Nghị định số 36 quy định tăng thời gian tước tuyền sử dụng giấy phép tăng lên tối đa là 24 tháng so với 12 tháng như Nghị định số 33 trước đây (Điểm c Khoản 1 Điều 4);
* Thứ ba, về hình thức xử phạt bổ sung Nghị định số 36 bổ sung cụ thể quy định về việc Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, cụ thể như sau (Điểm r Khoản 1 Điều 4):
Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với trường hợp khai thác nước cho sản xuất thủy điện và sản xuất, kinh doanh nước sạch là toàn bộ số tiền mà tổ chức, cá nhân thu được khi thực hiện hành vi vi phạm trừ (-) chi phí trực tiếp để khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác nước cho các mục đích sản xuất phi nông nghiệp khác với sản xuất thủy điện và sản xuất, kinh doanh nước sạch thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm bằng (=) tổng lượng nước khai thác nhân (x) giá bán nước sạch cho sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh trừ (-) chi phí trực tiếp để khai thác sử dụng tài nguyên nước.
Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm đối với lĩnh vực khoáng sản là toàn bộ số tiền tương ứng với tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác nhân (x) với giá của một đơn vị khối lượng khoáng sản tính thuế tài nguyên (tấn, m3, kg,…) tại thời điểm xác định mà tổ chức, cá nhân thu được khi thực hiện hành vi vi phạm trừ (-) đi chi phí trực tiếp để có được khối lượng khoáng sản đó.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và các khoản phí, lệ phí khác theo quy định do thực hiện hành vi vi phạm vào ngân sách nhà nước thì các khoản chi phí trên được trừ đi khi tính số lợi bất hợp pháp.
Ngoài ra, Nghị định số 36 còn bổ sung thêm Điểm s (Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc trong trường hợp có hành vi vi phạm) và Điểm t (Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, thực hiện đầy đủ các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn);
* Thứ tư, Bổ sung nội dung mới tại Khoản 7 Điều 8, cụ thể như sau: “Vi phạm các quy định về quan trắc, giám sát trong quá trình xả nước thải vào nguồn nước: Đối với hành vi vi phạm quy định về quan trắc, giám sát trong quá trình xả nước thải vào nguồn nước thì áp dụng xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”
Một điểm cần lưu ý đối với các tổ chức cá nhân đang sử dụng giấy phép khai thác nước dưới đất đã được quy định từ Nghị định số 33 và được tiếp tục giữ nguyên trong Nghị định số 36/2020/NĐ-CP là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi: Không thông báo lý do cho cơ quan cấp phép trong trường hợp lượng nước thực tế khai thác của chủ giấy phép nhỏ hơn 70% so với lượng nước được cấp phép trong thời gian 12 tháng liên tục (Điểm c Khoản 2 Điều 10).
- NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 53/2020/NĐ-CP (08.05.2020)
- BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO THÔNG TƯ 25/2019/TT-BTNMT (27.04.2020)
- THÔNG TƯ 41/2015/TT-BTNMT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT (29.02.2020)
- THÔNG TƯ SỐ 76/2017/TT-BTNMT QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI, SỨC CHỊU TẢI CỦA NGUỒN NƯỚC SÔNG, HỒ (28.02.2020)
- THÔNG TƯ 72/2017/TT-BTNMT QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ LÝ, TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG (18.02.2020)
- QCVN 63:2017/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN (18.02.2020)
- THÔNG TƯ 31/2016/TT-BTNMT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP, KHU KINH DOANH, DỊCH VỤ TẬP TRUNG, LÀNG NGHỀ VÀ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ (18.02.2020)
- THÔNG TƯ 26/2015/TT-BTNMT QUY ĐỊNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT, ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN (15.02.2020)