Hồ sơ môi trường là những giấy tờ pháp lý về lĩnh vực môi trường nhằm đưa dự án doanh nghiệp đi vào hoạt động mà theo đúng quy định của pháp luật, tránh rủi ro về mặt kinh tế khi bị xử phạt vi phạm theo các quy định hiện hành của Luật môi trường.
Mặt khác, việc lập hồ sơ môi trường sẽ giúp các doanh nghiệp đầu tư có thể đánh giá mức độ tác động nguồn ô nhiễm phát sinh trong quá trình dự án triển khai hoạt động, bên cạnh đó các loại hồ sơ môi trường thực hiện lập sẽ ràng buộc trách nhiệm, tạo sự chủ động của doanh nghiệp trong quá trình bảo vệ môi trường nơi dự án phát triển. Vậy hiện nay có những hồ sơ môi trường nào? Tìm hiểu nội dung ngay sau đây để hiểu thêm nhé.
Các hạng mục hồ sơ môi trường liên quan trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp phù hợp với luật hiện hành như sau:
1. Về các Hồ sơ môi trường ban đầu:
- Doanh nghiệp cần lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường/Cam kết bảo vệ Môi trường/Kế hoạch bảo vệ môi trường (Gọi tắt là Hồ sơ môi trường ban đầu):
+ Thời hạn Báo cáo: vĩnh viễn, chỉ lập một lần trong suốt quá trình hoạt động của Doanh nghiệp (Chỉ khi thay đổi quy mô/địa điểm/Pháp lý)
- Theo Cột 4, Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019, các Doanh nghiệp hoạt động thuộc đối tượng phải lập Báo cáo hoàn thành các công trình Bảo vệ môi trường cần phải lập Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải.
2. Về lập Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ:
- Tại Chương Quan trắc Môi trường của Hồ sơ Môi trường ban đầu đã được Phê duyệt thì Doanh nghiệp cần lập Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo TT43/2015/TT-BTNMT. Số lượng mẫu, chỉ tiêu phân tích và tấn suất dựa theo cam kết của Chương trình quan trắc Môi trường.
3. Về thu gom xử lý chất thải và Lập Báo cáo Quản lý Chất thải nguy hại (CTNH):
- Chất thải phát sinh phải được thu gom và lưu chứa tại khu vực riêng, ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH theo đúng quy định của Nghị định 38/2015/NĐ-CP và Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
- Theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về Quản lý CTNH, với hoạt động phát sinh CTNH và khối lượng CTNH phát sinh, Doanh nghiệp cần lập Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH (đối với khối lượng trên 600 kg/năm), Công văn Sổ đăng ký Chủ nguồn thải CTNH (đối với trường nhỏ hơn 600 kg/năm) và tiến hành lập Báo cáo Quản lý CTNH với tần suất 01 lần/năm, nộp báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/01 năm tiếp theo.
4. Về Hệ thống Xử lý nước thải/Khí thải:
- Theo ĐTM/Đề án/Cam kết/Kế hoạch BVMT (Gọi tắt là Hồ sơ môi trường ban đầu) quy định chất lượng nước thải của Doanh nghiệp cần xử lý đạt Quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường. Trường hợp doanh nghiệp nằm trong KCN/ Khu đô thị có Hệ thống xử lý nước thải tập trung, cần xin công văn đấu nối nước thải với Hệ thống xử lý nước thải của KCN/ Khu đô thị. Đối với đơn vị có phát sinh khí thải, thực hiện theo Hồ sơ môi trường ban đầu đã được phê duyệt.
- Theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về luật tài nguyên nước, doanh nghiệp hoạt động có lượng nước thải phát sinh >5 m3/ngày đêm (Trừ những trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 16 của Nghị định này), Doanh nghiệp cần xin Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
- Đối với trường hợp đơn vị đã có Giấy phép xả thải (Đối tượng là đơn vị phát sinh nước thải từ 5m3/ngày đêm), theo Quy đinh của Giấy phép xả thải, cần thực hiện Báo cáo Quản lý xả thải định kỳ hằng năm (hoặc 06 tháng/lần) để Báo cáo tình hình xả nước thải gửi về cho Cơ quan cấp phép.